Dân làng Đê Kjiêng mừng ngày hội lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Là một trong những lễ hội truyền thống của cộng đồng các dân tộc bản địa sinh sống lâu đời trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Lễ cúng lên nhà Rông mới là sự hân hoan, chia sẻ, chúc mừng của mọi thành viên trong cộng đồng chung tay góp sức xây dựng nhà Rông làng. Mới đây, người dân làng Đê Kjiêng, xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai rộn rã vui ngày hội lớn tổ chức lễ Lễ cúng lên nhà Rông mới gửi gắm niềm tin của bà con vào Yang, cầu mong sức khỏe, bình an, mùa màng tươi tốt mang lại sự no ấm cho người dân.
 
Sáng sớm, 3 già làng đã được chọn từ trước đưa các con vật cúng tế lên nhà Rông gồm 1 con dê, 1 con gà, 1 con heo và 1 ghè rượu, sau đó cắt tiết các con vật hòa lại với nhau bôi lên ghè rượu và tổ chức lễ cúng lần đầu
 
 Thời gian cúng chính thức theo thông lệ bắt đầu từ 9 giờ đến 10 giờ. Sau khi các vật cúng tế đã được nướng chín, Già làng bày biện, sắp xếp xong mọi thứ ngay giữa nhà Rông, cạnh cây nêu, ngoài vật tế còn có 1 bó lé Hreh (lá mây) và 1 bó lá Pơ ngăm (lá rừng)
 
Già làng Yung (69 tuổi), già làng Trơm (74 tuổi) cùng già làng Chưh (56 tuổi) đọc bài cúng, thực hiện nghi lễ gọi Yang về thụ hưởng lễ vật, mong phù hộ cho dân làng khỏe mạnh, bình an, sức khỏe để lao động, sản xuất.
 
Sau khi xong phần cúng, đội cồng chiêng diễn tấu bài chiêng Mừng nhà Rông mới rộn rã, sum vầy. Sau đó, già làng lấy hai bó lá rừng nhúng tiết các con vật rãi khắp góc nhà Rông cầu bình an, hạnh phúc rồi treo bó lá lên mái nhà. Già làng uống ngụm rượu đầu tiên, sau đó mọi người tham gia cúng thay phiên nhau, cuối cùng đến bà con, du khách cùng say men rượu cần mừng ngày hội làng.
 
Tiếp theo, đoàn cồng chiêng tiến xuống sân nhà rông, cùng chiêng, xoang… suốt buổi kết lại Lễ mừng lên nhà Rông mới trong sự vui mừng, hân hoan của cả cộng đồng bản địa
 
Bên cạnh lưu giữ, phát huy các  gia trị truyền thống của cộng đồng, đây còn là dịp để nhân dân, du khách cùng tìm hiểu, trải nghiệm những giá trị bản sắc từ ngàn đời của cha ông để lại.
Nhà rông là biểu tượng của cộng động, là nơi tôn nghiêm của dân làng, vì thế lễ cúng lên nhà Rông mới vô cùng ý nghĩa và quan trọng trong đời sống, thể hiện ước nguyện về một cuộc sống tốt đẹp hơn, cảm tạ thần linh và cầu bình an, gửi gắm niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp, đủ đầy hơn.
Võ Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt.