Cổ tích của mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Con gái chạy đến bên, dang rộng đôi tay mềm mại, búp măng ôm lấy mẹ rồi thủ thỉ cất lời: “Được ở bên mẹ chẳng khác nào như con đang đọc những câu chuyện cổ tích vậy”. Mẹ âu yếm xoa đầu con, tủm tỉm cười: “Con gái của mẹ nay biết nịnh rồi cơ đấy!”. Thế nhưng, tự đáy lòng mình, mẹ thấy thật hạnh phúc.
Con lên 8 tuổi. Cô bé có nước da ngăm đen, đôi mắt to tròn cùng nụ cười tươi rạng rỡ. Với ba mẹ, con là món quà vô giá. Mẹ vẫn luôn đáp lời như thế mỗi khi con tò mò hỏi: “Mẹ ơi, con quan trọng với ba mẹ như thế nào ạ?”. Rồi con thủ thỉ: “Từ hôm nghe mẹ kể “Sự tích cây vú sữa”, con học được bao nhiêu là điều hay”. Con hiểu, người mẹ nào cũng luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con mình; là con thì phải hiếu thảo với ba mẹ; có mẹ là món quà tuyệt vời nhất của cuộc đời. Bởi không phải ai cũng được ở bên mẹ, với nhiều người, đó lại chỉ là ước mơ.
Con đã từng ước rằng: “Mẹ không phải đi làm để ngày nào con cũng được ở bên mẹ”. Cứ mỗi ngày từ trường về, sau khi cất cặp sách gọn gàng, thể nào con cũng chạy đi tìm và ôm chặt lấy mẹ. Mẹ ngạc nhiên lắm khi mỗi ngày đi làm về, hôm thì thấy con mặc trên người chiếc áo của mẹ, hôm thì đi đôi dép của mẹ, có hôm lại ngồi dưới hiên nhà, tay cầm tấm ảnh mẹ ngắm say sưa. Mẹ bật cười hỏi, giọng con ngọt ngào: “Tại… con nhớ mẹ!”.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Con thường khoe với mọi người, cơm mẹ nấu là ngon nhất. Rồi con hào hứng kể về từng món ngon trong niềm vui sướng. Không chỉ có vậy, mỗi lần thay mẹ đem chia sẻ cho hàng xóm hộp cà phê, túi bánh, lốc sữa… con nhận ra, bất kỳ ai được quan tâm, yêu thương đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Và người biết quan tâm, chia sẻ với người khác cũng vậy. Con bảo, mẹ là người dẫn đường, đưa con đến với những điều kỳ diệu của thế giới cổ tích qua những câu chuyện với những nhân vật cùng những bài học ý nghĩa; mẹ giúp con nhận ra đâu là thiện-ác, xấu-tốt; mẹ giúp con hiểu rằng, ở hiền sẽ gặp lành, biết cho đi sẽ nhận về hạnh phúc.
Mẹ nhận ra con gái đã ngày một trưởng thành, luôn biết quan tâm đến mọi người. Và, chẳng phải là những mỹ từ hay nịnh nọt, chính sự chân thành, trong sáng qua từng cử chỉ, lời nói của con đã làm cho trái tim mẹ càng thêm ấm áp. Mẹ thật hạnh phúc khi nhận ra cổ tích giữa ngày thường… là con!
XANH NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…