Mừng tuổi mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Mỗi mùa xuân sang, mẹ tôi già thêm một tuổi...”. Tôi đứng lặng bên cửa sổ nhìn tháng Giêng chớm nụ, trong lòng chợt ngân lên ca từ ấy.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Bốn mùa, đất trời sẽ lại bắt đầu như một bài thơ. Nhưng điểm qua những gì đã cũ, tôi thấy thời gian dạy cho mình thật nhiều điều quý giá. Một trong số đó là biết chấp nhận sự thật về sự rã rời của năm tháng. Trong khi tôi luôn khát khao được “sống đến vô cùng, như một tế bào, mà ý nghĩa và khát vọng duy nhất là sự tồn tại vô hạn”. Tự nhiên nói đến đây, giữa những sôi nổi và bí ẩn đang đón chờ phía trước, tôi lại nghĩ về mẹ.
Có thể “mừng tuổi mẹ” chỉ là một cách nói. Vì có một điều giản đơn mà tôi tin bất kỳ người con trưởng thành nào cũng sợ, đó là mỗi ngày nhìn thấy mẹ già đi. Tôi chưa bao giờ lãng quên tuổi mẹ, nhưng nhớ để mà lo âu, nhớ để mà bất lực thì tôi không dám đối diện. Nhất là khi biết mình đã tiêu phí cả một quãng đời có mẹ.
Dạo này, tôi biết mẹ nhiều đêm thức trắng vì nhức tay, mỏi gối. Bệnh già đã thành quy luật. Đâu đó, trong giấc mơ tôi, mẹ bỗng thành hạc trắng xa khơi, để lại một đóa hồng cô lẻ. Tảng sáng, thấy rõ ảo ảnh đêm qua chỉ là một cảm thức mơ hồ nhưng sao lại khiến mình đau lòng đến thế.
5 năm, 10 năm hay bao lâu nữa để ta biết rằng còn mẹ là diễm phúc, như một thân cây biết mình đang tràn dưỡng trí giữa đất trời. Thương về… mẹ có lẽ bao giờ cũng là quá muộn. Sẽ chẳng còn bao lâu nữa… Tôi luôn sống với cái ý nghĩ như thế, nhất là ngay trước và sau giấc ngủ. Một mùa xuân nào đó, khi chuyến phiêu lưu cuối cùng kết thúc, tôi sẽ ngồi rét run giữa những mảnh vụn ký ức? Làm sao có thể giữ mẹ cho những sớm mai và cả những hoàng hôn trong cuộc đời bé nhỏ của tôi. Làm sao để thời gian thôi “rắc tro lên mái tóc” mẹ. Biết làm sao...   
Mùa xuân đến để gọi chúng ta trở về. Về với mẹ cơm rau, áo cộc vẫn thấy hạnh phúc, bình yên. Từ mái nhà của mẹ, tôi cất bước vào cuộc mưu sinh và cũng từ những cuộc mưu sinh mệt mỏi quay về để xin làm một chiếc chén rỗng hứng lấy những giọt yêu thương sánh đậm và ngọt ngào trong lòng mẹ. Với cuộc đời, tôi không định danh được mình. Còn trong lòng mẹ, tôi muôn đời chỉ là một chiếc chén rỗng mà thôi.
Một buổi sớm ở ngoại ô thành phố, tháng Giêng mang theo bao nhiêu thanh sắc tươi đẹp của đất trời và cũng gợi thật nhiều nỗi suy tư. Mùa xuân làm dịu đi tất thảy những ngột ngạt của cuộc đời dù trong thoáng chốc. Tôi biết ơn mùa xuân và tháng Giêng vì đã cho tôi cơ hội được chậm lại mỗi bước chân, lắng lại từng nhịp thở giữa cuộc sống xoay vần để nghĩ về tuổi mẹ, để tự lay mình thức tỉnh. Và, “Dù biết như thế tôi vẫn phải tin/Tôi vẫn phải tin mẹ đang còn trẻ...”.
LỮ HỒNG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...