Những loại thực phẩm nên và không nên để trong tủ lạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Một số loại thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh sẽ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn và giúp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.
 
Khoai tây nên được bảo quản ở nơi mát mẻ và tránh ánh sáng ẢNH: SHUTTERSTOCK
Khoai tây nên được bảo quản ở nơi mát mẻ và tránh ánh sáng ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nhưng một số khác sẽ tốt hơn khi để ở nhiệt độ phòng, theo The Healthy.
1. Cà chua
Chuyên gia dinh dưỡng Dana Greene tại Boston (Mỹ) cho biết cà chua chín sẽ ngon hơn khi để ở nhiệt độ phòng, đặc biệt nếu ăn vào ngày hôm sau. Nhiệt độ lạnh sẽ ảnh hưởng đến kết cấu và hương vị cà chua.
2. Khoai tây
Cơ quan sức khỏe cộng đồng của Anh cho biết, việc làm lạnh sẽ biến tinh bột khoai tây thành đường nhanh hơn, và khi nướng hoặc chiên, những loại đường này có thể tạo ra acrylamide gây ung thư. Khoai tây nên được bảo quản ở nơi mát mẻ và tránh ánh sáng, theo Public Health England.
3. Cà phê
Cà phê có khả năng hấp thụ các hương vị khác xung quanh nó hơn khi để trong tủ lạnh. Nên bảo quản cà phê trong hộp kín, tránh ánh sáng mặt trời để giữ được hương vị, theo The Healthy.
4. Chuối
Bảo quản lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối. Chuối khi chín sẽ sản sinh ra khí ethylen có thể làm chín trái cây khác, vì vậy nên để chuối cách xa trái cây khác.
 
Nên bảo quản mật ong trong một hộp kín ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nên bảo quản mật ong trong một hộp kín ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp ẢNH: SHUTTERSTOCK
5. Các loại bơ
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, bơ để ở nhiệt độ phòng sẽ dễ cắt miếng và chảy tốt hơn khi nấu. Tuy nhiên, nếu để bơ ở ngoài hơn 1 tuần, bơ có thể bị ôi và bơ thực vật, đặc biệt là loại mềm. Nên để bơ ở ngoài nếu định sử dụng trong vòng 1 - 2 ngày.
6. Bánh mì
Để bánh mì trong tủ lạnh sẽ dễ bị khô và không ngon. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, bánh mì có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 2 đến 4 ngày và để được từ 7 đến 14 ngày trong tủ lạnh.
7. Dưa hấu
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Nông nghiệp và Hóa học Thực phẩm, khi được bảo quản ở nhiệt độ phòng, dưa hấu có gấp đôi lượng chất chống ô xy hóa beta carotene và 20% lycopene.
Tuy nhiên, dưa đã cắt cần được bảo quản trong tủ lạnh để tránh vi khuẩn.
8. Hành, tỏi
Hiệp hội Hành tây Quốc gia Mỹ khuyên nên bảo quản hành, tỏi ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, hành tỏi đã bóc vỏ hoặc cắt sẵn nên được bảo quản lạnh và sử dụng sớm, theo The Healthy.
9. Cam quýt, xoài, dứa
Các loại trái cây có múi, và cả xoài, kiwi và dứa nên bảo quản trong tủ lạnh. Nếu định ăn trong vòng 2 - 3 ngày, nên để ở nhiệt độ phòng.
10. Trái bơ
Trái bơ nên được để ở nhiệt độ phòng và ăn ngay khi chín. Nếu chưa ăn liền, hãy để trong tủ lạnh lấy ra ngoài khoảng một ngày trước khi sử dụng. Để bơ trong một túi giấy màu nâu cùng một quả chuối sẽ giúp nó nhanh chín hơn.
11. Mật ong
Nên bảo quản mật ong trong một hộp kín ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu để trong tủ lạnh, mật ong có thể đông lại và khó sử dụng hơn.
12. Sốt cà chua
Theo Viện Tiếp thị Thực phẩm và Viện Khoa học Thực phẩm thuộc Đại học Cornell (Mỹ), tương cà chưa mở nắp sẽ để được ít nhất 1 năm. Sau khi đã mở, nên sử dụng trong vòng một tháng nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc 6 tháng nếu bảo quản trong tủ lạnh, theo The Healthy.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch Sởi

Gia Lai triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch Sởi

(GLO)- Tin từ Sở Y tế Gia Lai cho biết, tỉnh được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cấp 52.330 liều vắc xin Sởi-Rubella để triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch Sởi năm 2024. Hiện vắc xin đã được cấp về 17 Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố để triển khai chiến dịch.

Khoảng 101.000 người đã đăng ký hiến mô, tạng

Khoảng 101.000 người đã đăng ký hiến mô, tạng

Ngày 12-10, tại hội thảo về hiến tặng mô, tạng tại Việt Nam do Hội Vận động hiến mô bộ phận cơ thể người Việt Nam phối hợp Hội Ghép tạng Việt Nam và Học viện Quân y tổ chức ở Hà Nội, PGS-TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia cho biết, cả nước đã có 29 bệnh viện thực hiện ghép tạng, trong đó có 27 bệnh viện ghép thận, 8 bệnh viện ghép gan, 5 bệnh viện ghép tim, 4 bệnh viện ghép phổi và 2 bệnh viện ghép được tụy.

Nâng cao năng lực về phát hiện, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật cho 54 nhân viên y tế Gia Lai

Nâng cao năng lực về phát hiện, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật cho 54 nhân viên y tế Gia Lai

(GLO)- Sáng 9-10, tại TP. Pleiku, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực về phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật cho nhân viên y tế tỉnh Gia Lai. Lớp tập huấn có sự đồng hành, hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.

Gia Lai lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ

Gia Lai lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ

(GLO)- Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản lấy ý kiến góp ý của tổ chức, đơn vị, cá nhân về dự thảo tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025-2030.