Nắng hanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tầm tháng 11 Âm lịch, qua cái rét đầu đông, trời rực lên một đợt nắng. Nắng ngoài trời mà trong nhà vẫn chớm lạnh. Ngày nắng nóng, đêm se se lạnh. Đó là những ngày nắng hanh. 
Cây lúa mùa giống dài ngày, thân cao bắt đầu đỏ ngọn. Lá lúa lốm đốm vàng. Những vườn mía tím bắt đầu khô lá gốc. Giống mía này vỏ đỏ, thớ màu nâu mật, lóng ngắn nhưng to và mềm, nhiều nước. Người quê trồng để ăn tươi và dựng cạnh bàn thờ trong ngày Tết.
Theo quan niệm thời xưa, Tết có nghĩa là “tiết”, là đoạn, là đốt. Cây mía phân đốt từ gốc đến ngọn, vỏ đỏ, đọt lá xanh tươi, thân ngọt ngào nên hàm chứa ý nghĩa ước vọng tốt đẹp phát triển vươn lên. Ngày xưa, nhà nào cũng có 2 cây mía đẵn gốc phứt ngọn đến bẹ lá, dựng ở hai bên bàn thờ. Tiết nắng hanh, cây mía bắt đầu làm mật. Dân gian có câu: “Hanh heo, mật trèo lên ngọn”!
Ảnh minh họa: Hùng Hoa Lư
Ảnh minh họa: Hùng Hoa Lư
Trời hanh phủ một màu hổ phách lên đồng ruộng. Nắng vàng óng như mật ong rải trên sắc lúa vàng như kén. Trên đồng, những loài cá đen tham mồi lần khân quẩn quanh gốc lúa cũng đến lúc cảm nhận sự tụt giảm mực nước mà kéo nhau trở về khe suối vực sâu. Đồng quê lao xao mùa đơm cá tiết hanh.
Những đám ruộng nước đã khá kiệt, đến lúc phải khơi lại những cái trổ đầu bờ cho rặc nước để cây lúa trở nên cứng cáp, lúc gặt không bị lầy lội. Những chân ruộng bậc thang nước xăm xắp, chỉ đủ róc rách, đó là khi từng đàn cá rô, cá tràu cố tìm mọi cách lách nhau nối đuôi đi suốt ngày đêm.
Ban ngày, những đàn cá ấy bơi lúc nhúc không còn sợ bóng người. Các chỗ trổ trên những mảnh ruộng được nhập về một con mương thấp nhất, ngay cái bậc đất ấy, đặt một cái đó không có hom dốc ngược miệng trở lên, cá cứ thế lao xao nhào vào. Đơm cá hanh một ngày phải đổ đó vài ba lần. Nước chảy nhẹ nên loài cá đen chen chúc vẫn không bị chết ngạt. Những con cá tích thức ăn qua ngày đông tròn quay béo ngậy...
Dưới nắng hanh, những cây mía kéo mật sậm dần; những bông lúa chuyển vàng óng mượt; những con cá no mồi vàng hươm lách rách lạo xạo trong gió đồng lơ phơ mê mải. Tất cả gợi nên một màu no ấm. Màu nắng hanh đồng quê!
PHẠM ĐỨC LONG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...