Vì sao không nên uống cà phê khi đang bệnh?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nếu bạn đang khó chịu bao tử, tiêu chảy hay nôn mửa thì không nên uống cà phê. Đặc biệt sau khi xỉn quắc cần câu, bạn cũng đừng đụng vào món này.
Cà phê không phù hợp với người đang bị bệnh
Cà phê không phù hợp với người đang bị bệnh
Cà phê giúp tỉnh táo và tăng cường năng lượng để chúng ta làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó, khoa học cũng chứng minh hàng loạt ích lợi khác của cà phê với sức khỏe, chẳng hạn giảm viêm, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường, tăng cường sức khỏe trí não...
Cụ thể hơn, nếu bạn bị đau dạ dày thì càng không được dùng cà phê. Bởi caffein trong cà phê giúp lợi tiểu, khiến bạn "đi" nhiều lần, càng gây mất nước. Mà bạn cần nhớ rằng cơ thể phải đủ nước thì hệ thống miễn dịch mới hoạt động hiệu quả, theo Men's Health.
Ngoài ra, khi bạn đang bị nôn mửa hoặc tiêu chảy thì cà phê là thứ càng khiến tình trạng sức khỏe của bạn trở nên xấu hơn. Bởi nôn mửa và tiêu chảy đều khiến bạn mất chất lỏng trong người, trong khi caffein giúp lợi tiểu nhưng gây mất nước, như đã nói ở trên. Bên cạnh đó, caffein có thể làm co thắt ruột và khiến tình trạng tiêu chảy càng trầm trọng hơn. 
Đặc biệt, nếu bạn đang uể oải do gặp trục trặc với giấc ngủ thì không nên uống cà phê vào buổi chiều tối. Và sau khi say xỉn, tốt nhất bạn đừng đụng tới cà phê. Đó là lựa chọn không hề tốt vì nó làm bạn ngộ nhận về sự tỉnh táo của mình, đồng thời gây rối loạn giấc ngủ.
Trần Ka (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch Sởi

Gia Lai triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch Sởi

(GLO)- Tin từ Sở Y tế Gia Lai cho biết, tỉnh được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cấp 52.330 liều vắc xin Sởi-Rubella để triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch Sởi năm 2024. Hiện vắc xin đã được cấp về 17 Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố để triển khai chiến dịch.

Khoảng 101.000 người đã đăng ký hiến mô, tạng

Khoảng 101.000 người đã đăng ký hiến mô, tạng

Ngày 12-10, tại hội thảo về hiến tặng mô, tạng tại Việt Nam do Hội Vận động hiến mô bộ phận cơ thể người Việt Nam phối hợp Hội Ghép tạng Việt Nam và Học viện Quân y tổ chức ở Hà Nội, PGS-TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia cho biết, cả nước đã có 29 bệnh viện thực hiện ghép tạng, trong đó có 27 bệnh viện ghép thận, 8 bệnh viện ghép gan, 5 bệnh viện ghép tim, 4 bệnh viện ghép phổi và 2 bệnh viện ghép được tụy.

Nâng cao năng lực về phát hiện, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật cho 54 nhân viên y tế Gia Lai

Nâng cao năng lực về phát hiện, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật cho 54 nhân viên y tế Gia Lai

(GLO)- Sáng 9-10, tại TP. Pleiku, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực về phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật cho nhân viên y tế tỉnh Gia Lai. Lớp tập huấn có sự đồng hành, hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.

Gia Lai lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ

Gia Lai lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ

(GLO)- Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản lấy ý kiến góp ý của tổ chức, đơn vị, cá nhân về dự thảo tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025-2030.