Những mùa thu ký ức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi đã từng rất mê mùa thu Hà Nội. Đó là một mùa ngạt ngào hương hoa sữa bay dọc phố phường. Là mùa của cốm xanh, sấu chín và gánh hàng rong chở muôn vạn cánh hoa về ngang phố. Người ta vẫn bảo quê hương tôi chẳng có sắc thu nào rõ rệt như thế cả, xứ sở cao nguyên này chỉ quen hai mùa mưa nắng. Nếu thế thật thì rõ là có phần đơn điệu. Nhưng càng trưởng thành, tôi càng nhận ra mùa thu trong ký ức của mỗi người đâu chỉ có “lá vàng thưa thớt quá”, đâu chỉ là “hương ổi phả vào trong gió se”…
Dù chưa tạm biệt hẳn mùa hè nhưng những ngày này cho tôi cái cớ để nghĩ về mùa thu. Đã mong đợi từ rất lâu! Vẫn nhớ cái ngấp nghé chờ đến đêm rằm tháng 8 để được trông trăng phá cỗ. Năm nào cũng háo hức cầu trời đừng mưa nhưng trời… cứ mưa. Thế là lũ trẻ con chúng tôi dù chẳng gặp được chú Cuội, chị Hằng vẫn cầm đèn ông sao, đèn cá chép… đi ra đi vào trong con hẻm nhỏ với cái dáng vẻ thất thểu đến buồn cười. Ngọn nến thắp trong khung đèn cứ vừa thổi lên lại chợt tắt lịm đi vì lạnh. Đến giờ, tôi mới hiểu có một mùa thu trong ký ức của mình đã bị ai “đánh cắp” vầng trăng…
 Minh họa: Kim Hương
Minh họa: Kim Hương
Mùa thu sẽ không trọn vẹn nếu thiếu đi niềm vui tựu trường. Có lẽ vì hè sôi động nhưng dài lâu quá khiến cho nỗi nhớ trường, nhớ lớp, nhớ thầy cô, bè bạn dù nói không thành lời mà luôn hiện hữu. Tôi vẫn thường mỉm cười khi nghĩ về hình ảnh của chính mình trong cái nắng hiếm hoi của mùa thu tháng 8. Đó là bóng dáng cô bé con hăm hở bước vào lễ khai trường, hai bàn tay nhỏ xíu vừa ôm khư khư tập vở vừa huơ huơ trên tay lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy màu và chùm bóng bay lơ thơ mà bố đã hì hụi thổi cho đêm qua. Lòng nơm nớp lo sợ bạn nào giật lấy hoặc chẳng may bị gió cuốn đi. Đó là một khoảnh khắc chẳng thể nào quên lãng trong tôi, trong ngăn kéo mang tên kỷ niệm tuổi thơ rất mực êm đềm.
Tôi gọi mùa thu Phố núi là mùa thu có mưa bay. Mưa những chiều nặng hạt. Bên tách cà phê ấm, chẳng thể phân biệt ngọn gió đã vào thu hay còn hạ. Chỉ thắc mắc cớ làm sao người ta cứ gắn mùa thu cho nắng vàng hoa cúc. Riêng tôi thích gắn mùa thu cho hoài niệm. Tôi vẫn thường nghĩ: Có đôi khi, con người ta sống bằng hoài niệm nhiều hơn là sống thực trên đời. Và mùa thu là câu chuyện của nỗi nhớ-những nỗi nhớ vụn vặt được gói ghém cẩn thận trong tim. Tôi biết mình đã trải hai mươi mấy mùa thu để trưởng thành, để dần rắn rỏi và để hiểu được rằng một mùa thu đi qua và còn lưu lại trong ký ức của mỗi người đâu chỉ có “cuối trời mây trắng bay”…
Thạch Thảo

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.