Phượng nhớ!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi bật lên thành tiếng khi bắt gặp những cánh phượng liệng bay theo gió bên mái phố. Nhìn cánh hoa của tuổi học trò, lòng tôi không thôi nhớ về năm học cuối, mùa thi cuối của mình. Lại nhớ về những lựa chọn, cũng là cơ hội cuối của mình và bạn bè (theo cách nghĩ của chúng tôi thời đó và cũng là xu hướng mang dấu ấn lịch sử-xã hội), để rồi, mỗi đứa đến một chân trời mới quyết định tương lai cuộc đời mình.
Vẫn ngôi trường quen thuộc mà sao nắng hạ như chói chang hơn; không gian thêm oi bức, ngột ngạt cùng tiếng ve sôi đi vào khung cửa lớp lẫn trong lời thầy cô, tâm tình bạn bè thầm thì nhỏ to, len lén mắt nhìn, chuyền tay nhau cuốn sổ ghi dòng lưu bút, tấm hình riêng chung làm kỷ niệm. Phải chăng áp lực những kỳ thi đến gần nên thời gian như nén lại? Ý thức bước tương lai là cổng trường chuyên nghiệp hay lên đường làm nghĩa vụ quân sự, sau 3 tháng quân trường là chiến trường K (Campuchia); làm nghĩa vụ lao động miền đất xa xôi khô cằn nào đó giục gọi, gợi cảm giác không bình yên cho không gian thêm bức bối?
 Minh họa: Kim Hương
Minh họa: Kim Hương
Những cung bậc cảm xúc: bâng khuâng, buồn vui, lo toan, thổn thức, rối bời… của lũ chúng tôi có những cây phượng làm chứng.
Cánh phượng rơi ép vào trang lưu bút mấy cô bạn gái để rồi thổn thức cùng “màu hoa như lửa cháy khát khao” dần úa nẫu, héo khô! Có bạn trai trèo lên sân thượng dãy lớp học, với tay bẻ mấy nhánh hoa phượng đặt lên bàn cô giáo. Sau thoáng ngạc nhiên là phút lặng yên nhận ra mùa hạ cuối, ngày chia tay thật gần! Chúng tôi từng đứa, cặp đôi, cặp ba hay từng tốp nhờ thợ ảnh ghi hình dưới gốc phượng. Phượng ứa nhựa bởi ai đó khắc tên mình, khắc tên 2 đứa lên cây.  Phượng vẫn rực rỡ một màu hoa lửa trùm lên đầu chúng tôi. Chẳng đợi đến làn gió dù rất khẽ, vài cánh phượng ngập ngừng đậu lên mái tóc mượt, lên bờ vai thon, theo bước chân nam thanh nữ tú. Có bạn trai đùa nghịch, ví được làm cánh phượng chạm vào môi ai kia cho mắt long lanh thay lời muốn nói.
Tan trường. Tiết chào cờ lần cuối chúng tôi hát Quốc ca bằng cả trái tim rạo rực, cảm xúc dạt dào. Ngước nhìn cờ Tổ quốc đỏ rực tiến dần lên đỉnh cột theo nhịp khúc quân hành thiêng liêng đến lạ mà nào biết bởi vì đâu. Vẫn thầy hiệu trưởng, nội dung dành cho học sinh khối lớp 12 chỉ còn lời dặn dò, khuyên bảo ấm áp chân tình, chốc chốc ngắt quãng, lắng chùng mà nghe tim nhoi nhói. Sớm hạ miền Trung vàng rực nắng có tán phượng che khoảnh sân trường, có cánh phượng rơi rơi, có tiếng ve ngân từng hồi đi vào kỷ niệm!
Tan lớp. Quãng thời gian ngồi ngay ngắn trong lớp học theo vị trí cùng thầy giáo chủ nhiệm luống tuổi. Ổn định lớp là khoảng lặng hướng mắt nhìn lên bảng đen, hướng về người thầy khả kính! Chất giọng Quảng Trị nhẹ và lắng, nội dung tâm tình, chia sẻ và khuyên bảo làm mắt chúng tôi ngân ngấn, thêm nhiều tiếng sụt sùi… Bạn lớp trưởng thay mặt lớp nói lời cảm ơn, lời hứa ghi khắc và làm theo, mộc mạc thôi mà chan chứa nỗi lòng! Quà tặng thầy bằng hiện vật chỉ là cuốn sổ bìa cứng. Cùng nhau trân kính mời thầy ra trước cổng trường ghi lại tấm hình làm kỷ niệm. Ảnh đen trắng ngày đó, hẳn nhiên hoa phượng chẳng thể đỏ tươi, lá phượng chẳng thể mượt xanh, nắng sân trường chẳng thể vàng hươm nhưng chúng tôi tin, đi qua cuộc đời mình hình ảnh đó vẫn vẹn nguyên sắc diện.
Chào mùa hạ cuối, chúng tôi đi. Phượng cháy hết mình, rực đỏ thay lời tiễn biệt, thay câu chúc toại thành.
...35 năm ngày ra trường là 35 mùa phượng cháy thao thiết ve ngân, nóng sôi mùa hạ cuối. Hẹn nhau ngày hội trường, hội lớp cùng rạo rực đếm ngược thời gian mới biết tình cảm tuổi học trò luôn tươi mới. Thầy cô, bạn bè dẫu biết chẳng còn đầy đủ nữa, nhưng vẫn luôn mong một ngày trở về bên nhau nối lại cuộc chia ly, tìm lại nét hồn nhiên cái thuở “sống là cho…” dưới mái trường xưa đong đầy kỷ niệm!
NGUYỄN ĐÌNH

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.