Lá "trốn ngủ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi gọi lá mối là lá “trốn ngủ” vì mỗi khi nghĩ đến nó tôi đều nhớ mình đã từng có rất, rất nhiều những buổi trưa trốn mẹ lang thang đầu bờ cuối bụi tìm hái lá mối về làm thức uống. Một điều ngạc nhiên là khi tôi nhắc đến lá mối thì có nhiều bạn cùng quê bảo không biết thứ lá này. Lạ thật, vậy mà lâu nay tôi cứ tưởng đứa trẻ cùng quê nào cũng đều có ký ức về lá mối như mình.
Lá mối có hình dạng gần giống lá sâm nam nhưng nhìn giống hình tam giác hơn vì đuôi lá nhọn và phần đầu có hai góc hơi vuông. Điểm rõ ràng nhất để nhận biết là lá mối mỏng hơn, không có lông, màu lá xanh non chứ không xanh đậm và có lông tơ như lá sâm nam. Biết là biết vậy nhưng cũng không dễ gì hái được vì mối là dây leo nên cứ đu bám lắt lẻo vào những thân cây, lá nằm lẩn khuất dưới những lớp lá khác. Đó là chưa nói, buổi trưa nắng chang chang hoa mắt, rất dễ nhầm lá mối với lá bát, lá đồng tiền. Tìm suốt buổi trưa, có khi cũng chỉ được một nắm lá nhưng không vì thế mà tôi lấy làm nản. Trưa nào tôi cũng “phạm tội” trốn ngủ đi tìm hái lá mối.
Trò này bắt nguồn từ những bữa “đại tiệc” của chị em tôi. Hồi ấy làm gì có quà vặt nào ngoài những lần hiếm hoi mẹ đi rừng hái củi rồi tranh thủ tìm lá sâm nam đem về làm món sương sâm (thạch sâm nam). Thêm một ít đường đen thắng dẻo nữa thì buổi trưa dù oi ả thế nào cũng thấy mát lịm đến tận ruột gan. Ăn được một lần thì thèm, muốn ăn nữa, trẻ nhỏ mà. Thèm thì ráng chịu chứ dễ gì được ăn sâm nam. Nhà nghèo con đông nên mẹ trước sau vẫn căn cơ tằn tiện, mục tiêu là đứa nào cũng được đến trường chứ không phải chăn bò, ẵm em cho người ta. Sâm nam không tốn tiền mua lá nhưng một thau sâm nam thì phải tốn nửa ký đường nên phải thi thoảng lắm mẹ mới thết đãi một bữa.
Không sao, không có sương sâm thì có lá mối vậy. Tôi và mấy nhỏ trong xóm đều mê trò này. Hái lá mối về vò nát, lược bỏ xác, không cần phải rắc nang mực vì lá mối không đông cứng như sâm nam. Vò xong, bỏ xác thì nước lá mối cũng đông lại một lớp ở trên mặt, gọi là đông nhưng cũng chỉ kết lại thành mảng ở bề mặt và xốp xịch. Nhưng không sao, với chúng tôi thì đó là thành quả rồi, cả bọn vui mừng bỏ ít hạt muối vào rồi xì xụp húp, không có mùi vị gì ngoài đã khát nhưng đứa nào cũng tít mắt bảo ngon.
Giờ nghĩ lại chuyện hồi đó tôi còn tủm tỉm cười. Lá mối có tác dụng lợi tiểu, vậy là thành chuyện bi hài: Buổi trưa trốn ngủ đi tìm lá mối vò làm nước uống rồi đêm về phải thức để “giải quyết nỗi buồn”.          
Tuổi thơ đi qua, những buổi trưa trốn ngủ đi hái lá mối cũng trở thành dĩ vãng. Tôi nhiều khi “lẩm cẩm” nhắc chuyện hồi nhỏ, con trai tôi bèn hỏi đó là lá gì. Tôi ngước nhìn ra ngõ theo quán tính nhưng lại giật mình vì hàng rào bây giờ không còn những bụi cây rậm rạp để dây mối bám vào nữa. Kỳ lạ là, dù không thể nhìn thấy những chiếc lá mối quanh nhà nữa nhưng trong ký ức của mình, tôi chưa bao giờ quên màu lá xanh non và câu đe của mẹ: “Trưa mai trốn ngủ đi hái lá mối nữa là ăn roi với tui!”.
 BÍCH NHÀN      

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.