Màu yêu thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mẹ tôi làm y tá bệnh viện từ khi tôi còn bé xíu. Thời ấy khó khăn nhưng chẳng khi nào mẹ để con cái thiếu thốn. Đầu năm, mẹ được phòng khám cấp cho 2 m vải mới trắng tinh để may áo blouse. Nhưng mẹ không may, mẹ dành xấp vải mới may áo đồng phục cho con gái đến trường, còn mẹ đi xin áo cũ của đồng nghiệp để mặc đi làm. Ngày khai giảng và nhiều ngày sau đó, tôi luôn cảm giác vui và tự hào lắm lắm mỗi khi mặc chiếc áo trắng cổ cánh sen mẹ may. Cho tới giờ, khi đã làm mẹ và tự tay chuẩn bị áo quần cho con đi khai giảng, tôi vẫn nhớ niềm vui khi mặc áo mới ngày ấy.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Một ngày, tôi bất cẩn làm đổ mực lên áo. Chiếc áo trắng bị loang một mảng màu tím sậm bằng hai ngón tay trên ngực áo. Mẹ đã ngâm thuốc tẩy rồi giặt đi giặt lại nhiều lần nhưng vết mực vẫn không biến mất. Tôi buồn lắm, nhìn mảng màu nhờ nhờ trên áo mà mắt ầng ậc nước. Tôi cứ trách mình hậu đậu đã làm xấu chiếc áo đẹp mẹ may. Mẹ trấn an: “Đừng khóc con gái, mẹ có cách “hô biến” trở lại chiếc áo đẹp cho con”. Tối hôm đó, mẹ thức đến tận 2 giờ sáng thêu hoa hồng lên chiếc áo của con để che đi vết mực. Ngày hôm sau, tôi lại có “áo mới” đến trường. Chiếc áo hoa hồng quả là không đụng hàng với bất kỳ bạn nào trong lớp. Chiếc áo hoa ấy đã gắn bó với tôi suốt 2 năm học.
Đi học, tôi chỉ có 2 bộ đồng phục để thay đổi. Mùa mưa, có khi áo giặt phơi chưa kịp khô thì 4 giờ sáng mẹ đã dậy, là đi là lại chiếc áo trắng của tôi cho nó bốc hết hơi nước, để tôi có áo đến trường. 2 chiếc áo gắn bó cùng tôi ngày này qua ngày khác, nhà lại sử dụng nước giếng nên áo nhanh bị ố màu. Mẹ sợ sử dụng nhiều thuốc tẩy, những sợi vải sẽ nhanh bị mục khiến áo sớm sờn rách nên nảy ra “sáng kiến”: pha một giọt mực vào chậu nước, rồi ngâm áo thật nhanh qua đó để nhuộm màu. Chiếc áo màu cháo lòng chuyển sang màu tím nhàn nhạt, trông mới mẻ hơn hẳn chiếc áo cũ. Bông hoa hồng vô tình nhuộm thêm màu tím. Tôi đến lớp với chiếc áo trắng tim tím màu hoa cà, không giống bạn bè nhưng vẫn thấy thích thú và tự hào. Bởi đó là những chiếc áo do chính tay mẹ may, mẹ “sáng tạo” cho tôi.
Tôi đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, được tập trung cùng các bạn trong đội tuyển học bồi dưỡng ở trường chuyên trong vòng 2 tháng. Tôi trở thành niềm tự hào của trường khi là học sinh đầu tiên đạt danh hiệu đó. Cô hiệu trưởng đã đến gặp mẹ, hỏi: “Tôi muốn tặng cháu một món quà nhưng không biết cháu đang cần gì?”. Mẹ chỉ xin cho tôi một cái áo trắng mới, để tôi tự tin đi học cùng các bạn. Có áo mới nhưng tôi vẫn thích mặc những chiếc áo mẹ may đến lớp, dù nó có cũ kỹ, sờn rách. Bởi với những chiếc áo ấy, tôi luôn cảm nhận được sự quan tâm dịu dàng của mẹ. Bởi chúng có màu của yêu thương. Và bởi dù khó khăn đến mấy, mẹ đã luôn có cách để làm cho cuộc sống của các con luôn đủ đầy và ngập tràn niềm vui…
Khôi Nguyên Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…