Phát hành sách 'Người tị nạn' của nhà văn gốc Việt đoạt giải Pulitzer

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tập truyện ngắn "The Refugees" của Nguyễn Thanh Việt ra mắt ở Việt Nam trong tháng 12. 
 Bìa sách
Bìa sách "Người tị nạn" do Nhà sách Phương Nam phát hành.
Người tị nạn (tên gốc: The Refugees) xuất bản ở Mỹ hồi đầu năm. Tác phẩm gồm tám truyện ngắn, viết về những người tị nạn ở Việt Nam, trong đó có Thanh Việt và gia đình. Vì nhiều lý do, họ phải rời Việt Nam, ra nước ngoài sinh sống. Nhà văn kể ông và những người tị nạn khác có chung cảm giác xa lạ với cộng đồng. Họ luôn cố gắng hòa nhập với đám đông, đồng thời che giấu sự mặc cảm. 
Tờ The New York Times đánh giá cuốn sách sử dụng giọng văn khiêm tốn, chi tiết và phong cách tự sự thẳng thắn, phù hợp với việc miêu tả số phận những người tị nạn. Tờ Chicago Tribune nhận xét Người tị nạn là tập truyện ngắn xuất sắc, phản ánh góc nhìn của Thanh Việt về vấn đề di cư của người Việt đến Mỹ và những tác động của nó. Tờ Financial Times gọi tác phẩm là một tuyển tập "u buồn nhưng mạnh mẽ". Tờ Dallas Morning News đánh giá: "Vào thời điểm những ám ảnh về người tị nạn, người di cư đang dâng cao ở Mỹ và trên toàn thế giới, tập truyện ngắn đầu tay của Việt Thanh góp tiếng nói nhân văn cần thiết về nhóm người này". 

 Nhà văn Nguyễn Thanh Việt.
Nhà văn Nguyễn Thanh Việt.
Nguyễn Thanh Việt sinh năm 1971 ở Buôn Ma Thuột. Năm 1975, ông theo gia đình sang Mỹ. Sau khi tốt nghiệp bằng danh dự ngành tiếng Anh và Nghiên cứu dân tộc học tại Đại học California - Berkeley, ông theo đuổi bằng Tiến sĩ cũng ở trường này, lấy bằng năm 1997. Hiện ông là giáo sư tại Đại học Nam California. Ngoài giảng dạy và viết lách, ông còn là một nhà phê bình văn hóa cho tờ The Los Angeles Times.
Năm 2016, ông giành giải Pulitzer văn chương với tiểu thuyết The Sympathizer (tạm dịch: Cảm tình viên). Câu chuyện nói về chiến tranh dưới góc nhìn của nhân vật chính - một người đàn ông mang hai dòng máu Việt - Pháp.
Hà Thu (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...