Kông Chro: Phục dựng nghi lễ "Cúng năm mới"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 15-4, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với UBND huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) phục dựng nghi lễ “Cúng năm mới” của đồng bào Bahnar tại làng Đak Hway (xã Đak Tơ Pang). 

Thầy cúng thực hiện các nghi thức và đọc lời khấn để cầu cho cuộc sống ấm no. Ảnh: Hồng Thắm
Thầy cúng thực hiện các nghi thức và đọc lời khấn để cầu cho cuộc sống ấm no. Ảnh: Hồng Thắm

Lễ vật được sửa soạn dâng cúng gồm 2 con heo, 2 con gà trống lớn, thịt heo nướng và 3 ghè rượu lớn. Thầy cúng là ông Đinh Văn Phíp cùng 4 phụ tá là già làng và những người được dân làng tín nhiệm. Sau khi trang trọng thực hiện các nghi lễ truyền thống, thầy cúng đọc lời khấn: “…Các thần hãy chỉ đường dẫn lối cho dân làng chọn được chỗ đất tốt để làm ăn, cuộc sống luôn suôn sẻ, bình an, no ấm. Từ trẻ nhỏ đến người già đừng đau ốm, bệnh tật, chết chóc. Xin hãy luôn dõi theo, mang lại cho chúng tôi của ăn, của để quanh năm, suốt tháng…”. Sau lễ cúng, dân làng Đak Hway cùng nhau đánh chiêng, múa xoang, uống rượu ghè mừng ngày hội.

Dân làng Đak Hway đánh chiêng, múa xoang mừng lễ cúng năm mới. Ảnh: Hồng Thắm
Dân làng Đak Hway đánh chiêng, múa xoang mừng lễ "Cúng năm mới". Ảnh: Hồng Thắm


“Cúng năm mới” là phong tục độc đáo của đồng bào Bahnar và cũng là dịp để các thành viên trong cộng đồng sum họp, gắn kết. Việc phục dựng nghi lễ đúng theo nguyên bản nhằm góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Bahnar trên địa bàn xã Đak Tơ Pang (huyện Kông Chro); đồng thời là cơ hội để quảng bá du lịch Gia Lai đến với du khách.
 

LAM NGUYÊN
 

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.