Áo xưa trở lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tết cổ truyền và ngày 8-3 vừa qua, đâu đó trên đường phố và nhất là mạng xã hội, hình ảnh áo dài truyền thống được nhiều bạn trẻ chia sẻ cùng hashtag #huongungtuanleaodai (hưởng ứng tuần lễ áo dài).  

 Bạn trẻ mặc áo dài truyền thống trong ngày hội
Bạn trẻ mặc áo dài truyền thống trong ngày hội "Tóc xanh vạt áo"



Bên cạnh chiếc áo truyền thống này, nhiều dáng áo xưa bắt đầu được giới trẻ quan tâm và diện nhiều hơn trong dịp tết, hay các ngày lễ quan trọng, như: áo dài họa theo kiểu áo Nhật Bình, áo dài ngũ thân, và nét thôn quê, dung dị của áo bà ba cũng được các bạn trẻ và giới thiết kế chú trọng.

Áo dài ngũ thân hay còn gọi là áo ngũ thân hoặc ngũ thể với ý nghĩa năm thân áo tượng trưng cho đạo lý cao đẹp của con người. Bốn thân áo của vạt trước và vạt sau tượng trưng cho “tứ thân phụ mẫu” và thân trong tượng trưng cho người con (ý chỉ người đang mặc áo). Năm nút áo tượng trưng cho ngũ thường (nhân - nghĩa - lễ - trí - tín), ngũ luân (quân thần: vua - tôi, phụ tử: cha - con, phu phụ: chồng - vợ, huynh đệ: anh - em, bằng hữu: bạn bè).

Với những ý nghĩa và triết lý sâu xa trong đạo làm người, nhiều hội nhóm trên mạng xã hội về cổ phục Việt Nam được các bạn trẻ lập nên để cùng trau đổi về cách mặc áo, nơi mua bán, ý nghĩa chiếc áo, hình tượng hoa văn… Trong dịp tết vừa qua, nhóm bạn trẻ “Đình làng Việt” khoe bộ ảnh xuống phố ở Hà Nội trong trang phục áo ngũ thân, trong khi các bạn trẻ Trường Đại học KHXH-NV TPHCM tổ chức ngày hội “Tóc xanh vạt áo” để cùng mặc, cùng trò truyện, trao đổi về ý nghĩa, lịch sử và lan tỏa tinh thần cổ phục Việt Nam.

Từ việc không thích đến trở thành người lập nên nhóm “Cổ phục và văn hóa Việt” với gần 7.000 thành viên trên mạng xã hội, Trần Ngọc Vân (23 tuổi) kể: “Ban đầu, tôi cũng không thích áo dài hay các loại cổ phục lắm, vì đã quen với áo thun, quần jean. Nhưng sau khi tham gia một dự án đồ họa về trang phục truyền thống, tôi đọc tài liệu và tìm hiểu về họa tiết, dáng áo… dần dần thấy hay, thấy thích và bắt đầu mặc áo dài, áo ngũ thân chụp hình. Nhiều bạn bè hỏi tôi chỗ mua hoặc chỗ để may áo, nên tôi lập nên nhóm để chia sẻ thông tin, để những bạn trẻ có quan tâm đến cổ phục hiểu một cách đúng đắn về trang phục truyền thống chứ không phải dạng lai căng hay cách tân quá đà”.

Khoảng 2 năm trước đây, một số bạn trẻ rầm rộ kiểu chụp hình với trang phục nước ngoài, thì hôm nay, những dáng áo xưa bắt đầu được nhiều bạn trẻ chọn lựa và lan tỏa. Khoe hình chụp cả gia đình cùng mặc áo bà ba, Thu An (20 tuổi, sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM) kể: “Hình áo dài gia đình em chụp nhiều lắm rồi, nên 8 - 3 năm nay, cả nhà em chụp bộ ảnh cùng áo bà ba để làm kỷ niệm. Áo bà ba dài vừa phải, đủ kín đáo thích hợp cho ai ngại áo dài vướng víu và một phần ba mẹ em đều là người gốc Vĩnh Long, nên rất thích áo bà ba thôn quê”.

Một cái áo bà ba, một vạt áo dài không thể nói lên hết hồn cốt văn hóa Việt, nhưng khi người trẻ biết bắt đầu bằng chiếc áo truyền thống, cổ phục dân tộc, đó mới là điều đáng trân quý.


Theo THIÊN THANH (SGGPO)
 

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.