Năm thứ hai lễ hội đền Hùng không tổ chức phần hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Lễ hội đền Hùng năm Tân Sửu 2021 dự kiến sẽ chỉ tổ chức các nội dung phần lễ mà không tổ chức phần hội, theo dự thảo Kế hoạch tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương của UBND tỉnh Phú Thọ.

Đây cũng sẽ là năm thứ hai Lễ hội đền Hùng không tổ chức phần hội do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cụ thể, phần lễ sẽ được tổ chức vào ngày 17.4 và 21.4, tức ngày 6 và 10.3 âm lịch, với các hoạt động lễ giỗ Quốc tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ mẫu Âu Cơ (17.4), lễ dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng và lễ dâng hoa tại bức phù điêu Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong diễn ra ngày 21.4. Từ nay đến khi tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương, nếu xuất hiện ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, sẽ có điều chỉnh cho phù hợp.

Lễ hội đền Hùng gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Tín ngưỡng này đã được UNESCO ghi danh vào danh sách  Di sản văn hóa phi vật thể đại diện hồi 2012. Sinh thời, cố GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa, cho rằng thờ cúng quốc tổ Hùng Vương sinh ra do nhu cầu xây dựng nhà nước độc lập, dựa trên nền tảng của tục thờ cúng tổ tiên đã có. Khi đất nước chúng ta thoát khỏi phong kiến Trung Hoa, từ thời Lý - Trần, đặc biệt là từ thời Lê trở đi, tiền nhân ý thức rất rõ việc phải xây dựng kết cấu dân tộc để tạo nên sức mạnh.

 

Theo TRINH NGUYỄN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.