Kinh hoàng kho báu khổng lồ 3.500 tuổi nằm giữa 52 hài cốt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những hình ảnh radar xuyên đất ở Thụy Điển đã làm lộ ra chuỗi hầm mộ của một "giáo phái tử thần" cổ đại, nơi ẩn chứa một kho báu đầy cổ vật thuộc hàng quý giá nhất thế giới.

Trong bài báo khoa học vừa được đăng tải trên trang thông tin của Đại học Gothenburg (Thụy Điển), nhóm tác giả dẫn đầu bởi giáo sư Peter Fishcher và tiến sĩ Teresa Burge cho biết họ đã tìm thấy một dạng kết cấu bí ẩn dưới lòng đất, trông như những cái hốc, tập trung ở phía Đông thành phố cổ Hala Sultan Tekke, thuộc bờ Tây hồ muối Larnaca, Cyprus.
 

 Cận cảnh một số cổ vật độc nhất vô nhị, là cả một kho báu cả về giá trị tài chính lẫn giấ trị lịch sử - Ảnh: ĐẠI HỌC GOTHENBURG
Cận cảnh một số cổ vật độc nhất vô nhị, là cả một kho báu cả về giá trị tài chính lẫn giấ trị lịch sử - Ảnh: ĐẠI HỌC GOTHENBURG



Những khảo sát trực tiếp sau đó đã hé lộ hầm chôn cất tập thể khoảng 3.500 tuổi, với vô số đồ tùy táng xa hoa, là các bảo vật được đem về từ khắp thế giới.

 

Những bộ hài cốt nằm giữa
Những bộ hài cốt nằm giữa "kho báu" - Ảnh: ĐẠI HỌC GOTHENBURG



Theo Acient Origins, bên trong lăng mộ tập thể này là một kho báu thực sự. Nhiều cổ vật được tìm thấy trong tình trạng nguyên vẹn đáng kinh ngạc. Đáng chú ý nhất có thể là chiếc bình gốm Hy Lạp cổ đại hoàn chỉnh duy nhất từng được khai quật trên thế giới, chế tác khoảng năm 1350 trước Công Nguyên với các hình vẽ tinh xảo mô tả một chiến binh trên xe ngựa. Bên cạnh đó là một con dấu nguyên vẹn từ Babylon, được khắc từ năm 1800 trước Công Nguyên; một con bọ hung Ai Cập quý hiếm từ năm 1350 trước Công Nguyên...
 

Ảnh: ĐẠI HỌC GOTHENBURG
Ảnh: ĐẠI HỌC GOTHENBURG



Ngoài ra, còn có rất nhiều bảo vật hiếm thấy được những người cổ đại nhập về từ Thổ Nhĩ Kỳ, Crete, Syria, Lebanon, Israel, Palestine...

Bên trong hầm mộ có tổng cộng 52 bộ hài cốt, kết quả phân tích cho thấy tuy sống đời xa hoa nhưng những người này bị ảnh hưởng bởi các bệnh do ký sinh trùng và nhiễm độc do nền công nghiệp khai thác đồng của thành phố, vì thế người lớn tuổi nhất chỉ khoảng 40.

Kết cấu ngôi mộ và một số đồ tùy táng mang tính lễ nghi cho thấy những người này thuộc một giáo phái sung bái tử thần "độc nhất vô nhị". Chính hầm mộ này cũng là nơi đã diễn ra rất nhiều nghi lễ của giáo phái này.

Bản thân thành phố cổ chứa di tích kỳ thú này đã bị bỏ hoang từ khoảng năm 1150 trước Công Nguyên.

Theo Thu Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.