Thị xã An Khê hội thảo khoa học di tích đình Cửu Định và miếu An Tân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 21-12, UBND thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử đình Cửu Định (phường An Phước) và miếu An Tân (phường An Tân).
Tham dự hội thảo có lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch; Bảo tàng tỉnh; HĐND, UBND thị xã An Khê; đại diện lãnh đạo một số cơ quan, ban, ngành, các phường của thị xã; các nhà khoa học; nhân chứng trên địa bàn phường An Tân, An Phước.
Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: Ngọc Minh
Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: Ngọc Minh

Đình Cửu Định tọa lạc tại số 339, đường Yă Đố (tổ 1, phường An Phước). Đình được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng và hội họp của cộng đồng thôn Cửu Định. Đình thờ các vị thần: Thiên Y A Na, thành hoàng, thổ địa, cao các nguyên quân chi thần, bạch mã thái giám tôn thần, tiêu diện hùng oai đại lực sĩ diệm khẩu quỷ vương chi thần.

Hàng năm, tại đình Cửu Định, người dân tổ chức lễ cúng Khai Sơn, Quý Xuân, Quý Thu, Thanh Minh, lễ Trung nguyên, Hạ nguyên, Tết Nguyên đán. Trong đình hiện còn hơn 60 hiện vật quý, trong đó có 2 sắc thần được vua Duy Tân ban sắc phong thần cho làng vào năm 1911.

Theo hồ sơ khoa học, miếu An Tân (tổ 2, phường An Tân) là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của vạn (xóm) An Tân, thuộc thôn An Khê xưa. Dựa vào các kiến trúc hiện có, các nhà khoa học nhận định miếu An Tân được xây dựng kiên cố lần đầu vào khoảng thập niên 1920-1930. Miếu An Tân được người dân gọi là Miếu Bà và chánh điện của miếu gọi là Điện Bà. Dù trải qua 1 thế kỷ với biết bao thăng trầm lịch sử, miếu An Tân vẫn giữ được kiến trúc truyền thống độc đáo và hệ thống văn tự Hán-Nôm phong phú; gìn giữ, duy trì lễ cúng Khai Sơn, Quý Xuân.

Miếu An Tân (tổ 2, phường An Tân, thị xã An Khê) cổ kính, còn giữ được hệ thống văn tự Hán-Nôm phong phú. Ảnh: Ngọc Minh
Miếu An Tân (tổ 2, phường An Tân, thị xã An Khê) cổ kính, còn lưu giữ được hệ thống văn tự Hán-Nôm phong phú. Ảnh: Ngọc Minh
Tại hội thảo, các đại biểu đã tham gia nhiều ý kiến về lý lịch di tích, hình ảnh, bản đồ dự kiến khoanh vùng các di tích, thống kê hiện vật, bản vẽ, bản dịch chữ Hán-Nôm…  
Trên cơ sơ ý kiến của các nhà khoa học, nhân chứng, Ban nghi lễ đình Cửu Định, miếu An Tân, UBND thị xã An Khê sẽ điều chỉnh, bổ sung thông tin để hoàn chỉnh hồ sơ khoa học đề nghị UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh nhằm tiếp tục bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân; qua đó, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, du lịch của địa phương.

NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Neo giữa sông trăng

Neo giữa sông trăng

Đến bây giờ Nhiên vẫn không tài nào hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra trong đêm hoa đăng ấy, mơ hồ trong lòng cô là chiếc ghe nhỏ chòng chành, hình ảnh An ngụp lặn giữa mớ lau sậy.
Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú ở xã Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), nhưng ông sinh ngày 1/5/1904 tại Thành An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vùng đất sinh ra đồng chí Trần Phú cũng là một nơi sơn thủy hữu tình, “địa linh nhân kiệt” và ghi dấu sự hình thành vùng đất Phú Yên.
Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Cà phê một mình

Cà phê một mình

(GLO)- Trong cuộc sống, chúng ta luôn cần có người thân, gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, đôi khi mỗi người cũng cần một chút riêng tư để có thời gian mà ngẫm ngợi, mà rà soát, kiểm tra xem cái cỗ máy đời ta có… xộc xệch hay sai hỏng chỗ nào không?