Đóng cửa mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới Argyle

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tính đến nay, Argyle đã khai thác hơn 865 triệu carat kim cương thô, trong đó số lượng kim cương hồng xuất xưởng chiếm tới 90% tổng số kim cương hồng toàn cầu.

(Nguồn: Rio Tinto)
(Nguồn: Rio Tinto)


Ngày 3/11, tập đoàn khai mỏ toàn cầu Rio Tinto thông báo đóng cửa mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới Argyle sau khi nguồn khoáng sản tại đây tại đã cạn kiệt.

Mỏ Argyle nằm tại vùng Kimberley, miền Tây Australia, được phát hiện vào năm 1979. Tập đoàn Rio Tinto bắt đầu các hoạt động khai mỏ tại đây vào năm 1983.

Tính đến nay, Argyle đã khai thác hơn 865 triệu carat kim cương thô, trong đó số lượng kim cương hồng xuất xưởng chiếm tới 90% tổng số kim cương hồng toàn cầu. Dòng kim cương này luôn được săn lùng vì độ tinh khiết đáng kinh ngạc và quý hiếm.

Tập đoàn Rio Tinto ước tính cần mất năm năm để triển khai và hoàn tất công tác dỡ bỏ các hạ tầng cơ sở của khu mỏ, tái tạo nguồn đất, phục hồi cảnh quan để trao trả lại cho chính quyền địa phương quản lý.

Trong hai thập kỷ qua, giá trị của kim cương hồng đã tăng 500%. Theo giới chuyên gia, khi Argyle đóng cửa, giá của kim cương hồng được dự báo sẽ tăng và sản phẩm xa xỉ này có thể lên tới 3 triệu USD/carat. Sản lượng kim cương của Rio Tinto sẽ sụt giảm khoảng 75%. Tuy nhiên, doanh thu của tập đoàn sẽ chỉ chịu tác động chưa đến 2% vì kim cương chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh của "gã khổng lồ" này.

Kim cương có độ tinh khiết đặc biệt, nhưng những viên kim cương hồng được tìm thấy tại mỏ Argyle càng đặc biệt hơn nữa.

Khi ở sâu trong lòng đất, nhiệt độ và áp lực lớn tạo ra sự biến đổi mạng tinh thể trong viên kim cương khiến nó có thể hấp thu ánh sáng xanh lục, từ đó chuyển sang màu hồng. Viên kim cương hồng màu sắc càng tươi sáng, càng trong suốt thì càng có giá trị.

Minh Tâm (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.