Trao kỷ lục trống đồng đúc mới lớn nhất VN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiếc trống đồng đúc lớn nhất Việt Nam nặng 739kg.
Chiếc trống đồng đúc lớn nhất Việt Nam nặng 739kg.

Ngày 23-8, tại Thanh Hoá, ông Lê Trần Trường An, Tổng Giám đốc Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã trao bằng xác lập 2 kỷ lục Việt Nam cho Bảo tàng cổ vật Hoàng Long là Bảo tàng Cổ vật tư nhân đầu tiên ở Việt Nam và chiếc Trống đồng đúc mới theo phương pháp thủ công truyền thống lớn nhất Việt Nam.

Chiếc trống đồng lớn nhất Việt Nam này cao 1,21m, có đường kính mặt trống 1,51m, đường kính tang trống 1,55m, đường kính đáy 1,54m và nặng 739kg.

Chiếc trống trên được đúc bằng phương pháp thủ công theo phiên bản trống đồng Ngọc Lũ. Trên mặt trống mô phỏng những hình ảnh chim hạc, giã gạo, múa.

Đây là chiếc trống do Bảo tàng cổ vật Hoàng Long đặt cơ sở đúc trống đồng của nghệ nhân Lê Văn Bảy ở làng Chè Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) thực hiện.

Bảo tàng cổ vật Hoàng Long đi vào hoạt động từ tháng 11-2006, với diện tích 350m2, nằm ngay giữa lòng thành phố Thanh Hóa.

Tính đến tháng 8-2009, bảo tàng này đã trưng bày khoảng 11.000 hiện vật, di vật cổ, thể hiện dấu tích, di chỉ cũng như sự giao lưu, hội tụ của các nền văn hóa trên đất nước Việt Nam, trong đó có dấu ấn đậm nét của văn hóa Đông Sơn.

Công chúng có thể truy nhập vào trang web http://rungtrongpho.com của Bảo tàng cổ vật Hoàng Long để hiểu hơn về các nền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc eo, Chămpa đến văn hóa Hán-  Việt, Lý- Trần, Lê- Mạc, văn hóa thời Nguyễn...

Cũng trong lễ trao bằng xác lập 2 kỷ lục Việt Nam này, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Liên chi hội Di sản Văn hóa Việt Nam Lam Kinh và Bảo tàng cổ vật Hoàng Long phối hợp tổ chức Hội thảo "Quy trình đúc thành công trống đồng bằng phương pháp thủ công truyền thống".

Hội thảo được tổ chức nhằm công bố bước đầu thành công của quy trình đúc trống đồng bằng phương pháp thủ công truyền thống do 2 trung tâm phục hồi nghề đúc đồng của Liên chi hội Di sản Văn hóa Việt Nam Lam Kinh thực hiện.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Thương hoài xứ nẫu

Thương hoài xứ nẫu

(GLO)- Tháng 5, nắng như dội lửa. Những dãy núi xa mờ nhòe màu sương khói như ai phủ lên một làn voan mỏng không che nổi nắng trời. Tôi tìm về xứ nẫu Bình Định trong cái nóng mùa hè hứa hẹn không dưới 40 độ C.
Tôi học vẽ

Tôi học vẽ

(GLO)- Ở tuổi ngoài 40, tôi sắm sửa họa cụ để học vẽ. Người đồng cảm thì động viên khi thấy tôi up một vài bức tranh lên mạng xã hội. Và hẳn là sẽ có người chép miệng mà rằng già rồi còn bày đặt vẽ vời.
Chập chờn xứ quê

Chập chờn xứ quê

(GLO)- “Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội/Có một miền quê trong đi đứng nói cười” (thơ Nguyễn Duy). Ai trong đời chẳng có một quê hương, nhưng mất bao lâu ta mới nhận ra xa quê hương không phải là thoát ly “nguồn cội”.

Đôi cánh ước mơ

Đôi cánh ước mơ

(GLO)- Âm thanh reo vui, quen thuộc cất lên ngoài hiên. Tôi khẽ mở ô cửa, ngó lên tán cây xanh um. Những tia nắng đầu tiên loang loáng trên phiến lá như phủ một lớp phản quang khiến chúng sáng rực. Nhìn mãi mới thấy đôi chim sâu bé xíu đang chuyền cành, ríu ran không ngừng.
Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

(GLO)- Làng quê với bao hình ảnh, âm thanh quen thuộc luôn khiến những người con tha hương bồi hồi, nhớ nhung khôn nguôi. Với tác giả Hoàng Đăng Du cũng vậy, bóng tre trưa hè, từng con ngõ, cánh đồng, dáng mẹ liêu xiêu vẫn luôn khiến ông thổn thức, nhớ thương.
Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bức chân dung Mona Lisa có thể sẽ có một phòng riêng tại bảo tàng Louvre. Chủ tịch bảo tàng, bà Laurence des Cars, nói với đài truyền hình France Inter rằng quyết định này sẽ mang lại cho du khách, nhiều người trong số họ đến thăm Louvre chỉ vì Mona Lisa, một trải nghiệm tốt hơn.
Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.