Kỷ niệm 220 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2009)

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lễ hội Tây Sơn Thượng đạo
Khơi dậy truyền thống chống ngoại xâm và tinh thần đoàn kết các dân tộc
Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn thế kỷ XVIII, do 3 anh em nhà Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, quê làng Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1771, đã viết lên một trang sử vàng son vào bậc nhất của dân tộc Việt Nam, đánh bại 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh, chấm dứt mưu đồ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và dẹp loạn sự chia cắt đất nước hơn 200 năm của thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh.
Cả một vùng Đông Gia Lai rộng lớn bao gồm: Huyện Kông Chro, thị xã An Khê, huyện Đak Pơ và Kbang là căn cứ địa đầu tiên của phong trào nông dân Tây Sơn, cả vùng đất này, sách sử đều ghi là vùng Tây Sơn Thượng đạo để phân biệt Tây Sơn Trung (vùng Tả Giang, Hữu Giang) và Tây Sơn Hạ (vùng Phú Lạc, Phú Phong, Thuận Hạnh...) nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, ranh giới Tây Sơn Thượng đạo chính từ chân đèo An Khê ngày nay trở lên.
Lễ hội Quang Trung ở Tây Sơn- Bình Định. Ảnh: B.A
Lễ hội Quang Trung ở Tây Sơn- Bình Định. Ảnh: B.A
Vùng Tây Sơn Thượng đạo mà thị xã An Khê ngày nay là trung tâm căn cứ nghĩa quân Tây Sơn, nơi lập đồn trại, hào, lũy, hiện còn khá nhiều di tích như: An Khê Đình, An Khê Trường, nơi nhân dân thờ Tam Kiệt: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ; Gò chợ, lũy, nơi tập luyện nghĩa quân... Quần thể di tích lịch sử căn cứ Tây Sơn Thượng đạo đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận, xếp hạng. Năm 2007, dự án mở rộng, trùng tu, tôn tạo, xây dựng mới các hạng mục tại khu di tích An Khê Đình, An Khê Trường đã và đang được triển khai. Diện mạo của Trung tâm di tích Tây Sơn Thượng đạo đã và đang làm sống lại lịch sử buổi đầu tụ nghĩa của nhà Tây Sơn trên đất An Khê. Cùng với nhân dân cả nước, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, nơi diễn ra chiến thắng lịch sử Ngọc Hồi - Đống Đa; Xuân Kỷ Sửu - 2009, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị xã An Khê, căn cứ địa cuộc khởi nghĩa sẽ long trọng tổ chức lễ hội kỷ niệm 220 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2009). Lễ hội là dịp ôn lại trang sử oanh liệt của nhà Tây Sơn nói chung, tôn vinh công đức, nghĩa cả và tài thao lược của Quang Trung - Nguyễn Huệ nói riêng. Các hoạt động tại lễ hội là nhằm giáo dục truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của ông cha cho thế hệ trẻ. Đặc biệt Lễ hội Tây Sơn Thượng đạo, còn minh chứng truyền thống đoàn kết các dân tộc miền ngược, miền xuôi vì sự nghiệp giữ nước và dựng nước, tiêu biểu là sự tụ nghĩa, ủng hộ hết mình của người dân Bahnar bản địa đối với phong trào nông dân Tây Sơn ở thế kỷ XVIII... Đây là một di sản văn hóa lịch sử quý hiếm trên đất Tây Nguyên. Lễ hội sẽ tổ chức vào ngày mùng 4 Tết Kỷ Sửu sắp tới đã được Thị ủy, Ủy ban Nhân dân thị xã An Khê chỉ đạo triển khai theo quan điểm “Thiết thực, ấn tượng, tiết kiệm”. Ban Tổ chức lễ hội đã xây dựng kịch bản  với các hoạt động tiền lễ hội, như tuyên truyền, cổ động trực quan, mở chuyên mục truyền thanh, truyền hình. Tổ chức lễ hội tôn vinh nền võ thuật An Khê - vùng đất Tây Sơn Thượng đạo; giao lưu văn nghệ quần chúng với chủ đề “Tây Sơn thần tốc”, tổ chức đêm thơ với chủ đề “Âm hưởng hào khí Quang Trung”... Lễ hội chính với việc huy động hàng nghàn quần chúng tại địa phương cùng sự tham gia của hàng trăm chiến sĩ Sư đoàn Bộ binh 2, Trung đoàn Pháo binh 368 (Quân khu 5) sẽ tham gia diễu hành từ tượng đài Quang Trung Hoàng Đế (Hoa viên thị xã) về bảo tàng trong trang phục tái hiện lịch sử hình ảnh Quang Trung cùng các danh tướng Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân cùng nghĩa quân Tây Sơn, với xe hoa “Cây ké phất cờ, cây cầy gióng trống” với âm nhạc cồng chiêng, khối hồng kỳ cùng các khối võ sinh, các thế hệ trên quê hương căn cứ địa, tiếp bước hào khí cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. Các hoạt động tiền lễ hội và lễ hội chính đã và đang được triển khai nhằm chuẩn bị chu đáo cho hoạt động văn hóa lịch sử, mang ý nghĩa xã hội tích cực vào dịp Xuân mới, khơi dậy niềm tự hào dân tộc nói chung, lịch sử vùng đất An Khê, cửa ngõ phía Đông Gia Lai nói riêng.
Nguyễn Thị Hồng Minh

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Neo giữa sông trăng

Neo giữa sông trăng

Đến bây giờ Nhiên vẫn không tài nào hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra trong đêm hoa đăng ấy, mơ hồ trong lòng cô là chiếc ghe nhỏ chòng chành, hình ảnh An ngụp lặn giữa mớ lau sậy.
Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.