Phát hiện bình sữa cổ cho em bé đã có từ cách đây 3000 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một chiếc bình nhỏ bằng đất sét dùng để cho trẻ nhỏ uống sữa bò, dê hay cừu có niên đại từ thời Đồ Đồng cách đây hơn 3.000 năm đã được các nhà khoa học công bố.
 
Em bé thời hiện đại đang dùng bình sữa cổ đại
Các nhà khoa học cũng cho rằng, dù không chắc chắn, từ thời Đồ Đá cách đây 5000 năm cũng có thể đã sử dụng bình sữa.
Bình sữa cổ đại thời Đồ Đồng có hình dáng của 1 chiếc bát với đường kính khoảng 5cm và gắn 1 chiếc vòi nhỏ để chất lỏng có thể chảy qua.
Chiếc bình này được tìm thấy trong hầm mộ thời đồ Đồng ở Bavaria (miền Nam nước Đức) và được chôn cùng với hài cốt của 1 đứa trẻ trong độ tuổi 1-2.
Phân tích hóa học chất tìm thấy trong chiếc bình này cho thấy đó là dấu vết của sữa từ động vật đã được thuần hóa. Họ không xác định được sữa của loài vật nào.
2 chiếc bình khác tương tự được phát hiện trong các ngôi mộ của trẻ nhỏ niên đại Đồ Sắt (2800 - 2450 năm) cũng có chứa axit béo của động vật nhai lại.
Phát hiện này đã khiến các nhà nhân chủng học phải đánh giá lại sự phát triển của con người trong nhiều thế kỷ qua.
 
Bộ sưu tập bình sữa thời Đồ Đồng từ Vienna, Oberleis, Vösendorf và Franzhausen-Kokoron (từ trái sang phải), có niên đại khoảng 1200 - 800 năm trước công nguyên. 
Nó được cho là đồ dùng của trẻ nhỏ thời tiền sử trong những tháng và năm đầu đời song song với bú mẹ.
Giả thiết này gắn chặt với niềm tin rằng ở thời kỳ săn bắn, các bà mẹ sẽ ở nhà nuôi con trong khi các ông bố ra ngoài để kiếm thức ăn.
Phân công lao động này đã được duy trì tới tận thời hiện đại khi mà trẻ có thể được cho ăn bằng bình, sữa bột và các thực phẩm khác.
Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Julie Dunne, ĐH Bristol, cho biết: "Những chiếc bình rất nhỏ và xinh xắn này gợi cho chúng tôi những thông tin về cách đứa trẻ ăn và ăn gì từ cách đây hàng ngàn năm, cũng như cung cấp một kết nối thực sự giữa những người mẹ và những đứa trẻ thời xa xưa”.
Những thực phẩm bổ sung hay thay thế sữa mẹ trong chế độ ăn của trẻ nhỏ thời tiền sử cho đến nay vẫn là một bí mật.
Người ta tin rằng sữa động vật bắt đầu được sử dụng cho con người là từ châu Âu. Đầu năm nay, một nghiên cứu mảng bám răng của người cổ đại cho thấy từ thời đồ Đá (cách đây 6.000 năm) đã sử dụng sữa động vật.
Và giờ đây, TS Dunne và các cộng sự đã tìm thấy dấu vết của sữa động vật trong những “bình” bé xíu dành cho trẻ nhỏ.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature đã làm sáng tỏ cách thức cai sữa của người tiền sử. Bởi những chiếc bình nhỏ vừa vòng tay trẻ với vòi rót đủ để trẻ ngậm và hút sữa từ trong bình.
 
Những chiếc bình 5.000 năm tuổi thời đồ Đá mới cũng được sử dụng làm bình sữa cho trẻ em
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng người cổ đại đã cho trẻ ăn sữa động vật để thay thế sữa mẹ hoặc như một thực phẩm bổ sung.
Trước đó, các bằng chứng về cai sữa ở trẻ em cổ đại đều chỉ thông qua phân tích đồng vị trong xương của trẻ. Và kết quả này chỉ có tính khái quát chứ không thể xác định được trẻ đã ăn uống gì.
Nhân Hà (Dân trí/Theo Mirror)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.