Thêm 6 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3609/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đợt XXIV.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa



 Theo đó, 6 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này gồm:

1. Lễ cúng rừng của người Phù Lá (Xã Nàn Sỉn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang);

2. Lễ hội Nàng Hai (Cầu Trăng) của người Tày Ngạn (Xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang);

3. Lễ hội Đền Thanh Liệt (Xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An);

4. Lễ hội Làng Thượng Liệt (Xã Đông Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình);

5. Lễ hội Đền Độc Cước (Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa);

6. Lễ hội Đình Thọ Vực (Xã Hồng Lạc, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).

Các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận thuộc 2 loại hình: Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Lễ hội truyền thống.

Quyết định nêu rõ, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

TT (chinhphu.vn)
 

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.