Trao sinh kế giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hơn 10 năm qua, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” đã mang lại kết quả khả quan.
Tín hiệu vui
Từ năm 2011 trở về trước, gia đình bà Đinh Thị Mlang và ông Đinh Tơn (làng Bút, xã An Thành, huyện Đak Pơ) luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Với mong muốn giúp 2 gia đình vươn lên thoát nghèo, đồng thời làm điểm để các hộ dân người DTTS khác noi theo, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ đã hỗ trợ 2 con bò sinh sản (trị giá 15 triệu đồng/con) và hướng dẫn kỹ thuật canh tác nông nghiệp. Sau 10 năm, gia đình bà Mlang và gia đình ông Tơn đều đã có cuộc sống khấm khá. “Hồi trước, nhà mình nghèo lắm. Nhờ sự quan tâm của chính quyền, gia đình mình được hỗ trợ 1 con bò sinh sản, đồng thời được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng cỏ và trồng mía. Đến nay, đàn bò đã phát triển được 4 con. Gia đình mình đã thoát nghèo”-bà Mlang hồ hởi nói.
Nhờ được hỗ trợ bò sinh sản, gia đình ông Đinh Tơn (làng Bút, xã An Thành, huyện Đak Pơ) đã thoát nghèo. Ảnh: Thiên Di
Nhờ được hỗ trợ bò sinh sản, gia đình ông Đinh Tơn (làng Bút, xã An Thành, huyện Đak Pơ) đã thoát nghèo. Ảnh: Thiên Di
Ông Đặng Thành Công-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ-thông tin: “Sau khi được trao sinh kế, 2 hộ dân ở làng Bút đã chăm chỉ lao động, có thu nhập ổn định và vươn lên thoát nghèo. Trên cơ sở này, chúng tôi đã nhân rộng mô hình, hỗ trợ 14 con bò sinh sản (tổng trị giá 210 triệu đồng) cho 14 hộ nghèo ở các xã: An Thành, Yang Bắc, Ya Hội và thị trấn Đak Pơ. Hiện các hộ này đã thoát nghèo”.
Huyện Ia Grai cũng đạt được những kết quả khả quan sau 10 năm triển khai cuộc vận động. Tính đến hết năm 2021, toàn huyện có 460 hộ DTTS được hỗ trợ sinh kế và có 60% hộ đã thoát nghèo. Ông Nguyễn Công Hòa-Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ia Grai-cho hay: “Cuộc vận động đã góp phần làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, tạo động lực giúp bà con vươn lên thoát nghèo. Tại xã Ia Pếch, năm 2011, 10 hộ dân được hỗ trợ 100 triệu đồng từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” để nuôi bò sinh sản, gà và trồng rau sạch. Đến nay, 9 hộ đã thoát nghèo bền vững, còn 1 hộ có điều kiện kinh tế khấm khá và chuyển đi nơi khác sinh sống”.
Quan tâm hỗ trợ sinh kế
Những thành công bước đầu là cơ sở để Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ tiếp tục triển khai cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS ở địa phương. Năm 2022, 4 hộ nghèo người DTTS ở xã An Thành, Ya Hội, Yang Bắc và thị trấn Đak Pơ được chọn tham gia mô hình chăn nuôi bò sinh sản và trồng dừa xiêm lùn. Mỗi hộ dân được hỗ trợ 1 bò sinh sản cùng 50 cây dừa xiêm. Để nâng cao trách nhiệm, mỗi gia đình tham gia chương trình phải đối ứng số tiền tối thiểu 10% gói hỗ trợ để làm chuồng trại, mua phân bón và đầu tư hệ thống tưới tiêu tự động.
Anh Đinh Triết (làng Kuk Kôn, xã Thành An) cho hay: “Được hỗ trợ bò sinh sản và dừa xiêm giống để phát triển kinh tế gia đình, tôi phấn khởi lắm. Tôi đã mượn thêm người thân 6 triệu đồng để làm chuồng nuôi bò và mua ít phân bón để trồng dừa. Chúng tôi sẽ nỗ lực vươn lên thoát nghèo để không phụ sự giúp đỡ của mọi người”. 
Anh Đinh Triết bốc thăm nhận bò được Ủy ban MTTQ VN huyện Đak Pơ hỗ trợ. Ảnh: Thiên Di
Anh Đinh Triết nhận bò do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ hỗ trợ. Ảnh: Thiên Di
Đối với huyện Ia Grai, năm 2022, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện phối hợp với các tổ chức, đoàn thể hỗ trợ sinh kế giúp 10 hộ DTTS vươn lên thoát nghèo bằng các mô hình sản xuất nông nghiệp. “Thời gian tới, mỗi năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện sẽ trích 100 triệu đồng Quỹ “Vì người nghèo” và kêu gọi Mạnh Thường Quân ủng hộ kinh phí để giúp 10-20 hộ đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững. Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền với mục tiêu có ít nhất 70% hộ đồng bào DTTS hiểu được ý nghĩa và tích cực tham gia cuộc vận động, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương”-ông Hòa nhấn mạnh.
Trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Thị Lan-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh-cho biết: Sau 10 năm triển khai cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã duy trì trên 400 mô hình phát huy hiệu quả và nhân rộng 398 mô hình với trên 18 ngàn hộ đồng bào DTTS tham gia. Cùng với các chương trình, dự án giảm nghèo, những mô hình này đã góp phần giúp hơn 29.500 hộ nghèo người DTTS vươn lên thoát nghèo. 
THIÊN DI - NGUYỄN HIỀN

Có thể bạn quan tâm

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

(GLO)- Khai trương ngày 24-4 vừa qua, Bếp ăn thiện nguyện 2K Thị Huy (38 Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đối diện cổng sau Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã góp phần chia sẻ khó khăn với người nghèo, nhất là bệnh nhân nghèo đang nằm điều trị tại các bệnh viện.
Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo, phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2025.
Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.