Giá hải sản và rau xanh ở Pleiku tăng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tình hình mưa bão khiến giá nhiều loại thực phẩm tươi sống như hải sản, rau xanh trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tăng khá cao so với trước.
Qua khảo sát tại một số chợ trên địa bàn TP. Pleiku cho thấy, giá nhiều loại thực phẩm tăng đáng kể so với tuần trước. Bà Lê Thị Nhi-tiểu thương bán cá ở chợ Bà Định-cho hay: Giá hải sản phụ thuộc nhiều vào thời tiết cũng như năng lực đánh bắt của tàu bè. Mấy ngày nay, do ảnh hưởng mưa bão ở miền Trung nên việc đánh bắt gặp khó khăn dẫn đến nguồn hàng hải sản tự nhiên cung cấp ra thị trường khan hiếm, chỉ có số ít hàng hải sản nuôi chủ động được nên có tương đối đều đặn. Hầu hết các loại cá biển đều tăng 20-50 ngàn đồng/kg, cá biệt có loại tăng hơn 100 ngàn đồng/kg như cá bớp (cắt lát) hiện có giá đến 400 ngàn đồng/kg. “Đà tăng giá mạnh bắt đầu trong khoảng 3 ngày nay. Giá tăng nhưng hàng nhập về không được dồi dào. Bình thường mỗi ngày, tôi nhập được khoảng 10 loại hải sản (chủ yếu là cá) với số lượng cỡ 200 kg, nhưng mấy ngày nay chỉ nhập được 4-5 loại với khoảng 100 kg”-bà Nhi nói thêm.
Cùng với hải sản, rau xanh cũng bị ảnh hưởng bởi mưa bão nên giá tăng rất mạnh trong 10 ngày nay, có loại tăng giá gấp đôi. Bà Đỗ Thị Cúc-tiểu thương ở chợ Hoa Lư-cho biết: “Do ảnh hưởng từ đợt bão số 4 vừa rồi, cộng với nhiều đợt mưa lớn nên các nhà vườn trên địa bàn không sản xuất được nhiều, trong khi phải cung ứng hàng cho các đầu mối ở Đà Nẵng, Bình Định dẫn đến lượng hàng ít, giá bán tăng cao. Loại tăng ít thì 5-10 ngàn đồng/kg, loại nhiều đến 20 ngàn đồng/kg. Các nhà vườn cho biết, rau xanh bị tác động bởi thời tiết nên mất mùa, trong khi giá phân bón lại tăng cao nên giá thành sản xuất bị đẩy lên. Giá rau bán ra thị trường do đó cũng tăng rất mạnh”.
Do ảnh hưởng của mưa bão, nguồn cung ít nên giá rau xanh tăng khá cao. Ảnh: Vũ Thảo
Do ảnh hưởng của mưa bão, nguồn cung ít nên giá rau xanh tăng khá cao. Ảnh: Vũ Thảo
Ngoài nguồn rau cung ứng tại chỗ thì rau xanh nhập về từ các nơi cũng rất ít. Theo lý giải của bà Nguyễn Thị Thanh Ly-tiểu thương chợ Phù Đổng, giá rau xanh thường biến động mạnh vào mùa mưa, khi hàng khan hiếm thì giá sẽ bị đẩy lên. Mấy ngày nay, do nguồn hàng rau củ từ các đầu mối ở Đà Lạt hay đồ khô như hành, tỏi từ Quảng Ngãi nhập về số lượng hạn chế nên giá bán tăng rất mạnh. Cụ thể, hành hương khô trước chỉ có giá 60 ngàn đồng/kg thì giờ tăng lên 100 ngàn đồng/kg, tỏi Lý Sơn từ 100 ngàn đồng/kg tăng lên 150 ngàn đồng… Các loại củ có giá tăng 10-20%. “Giá tăng khiến việc tiêu thụ hàng hóa rất chậm vì người tiêu dùng hạn chế mua. Đối với các loại đồ khô, rau củ nhập từ tỉnh khác về, khả năng giá vẫn tăng. Riêng với rau xanh, hiện nay, các nhà vườn trên địa bàn đang tích cực xuống giống nên có thể chừng 3 tuần nữa, khi hàng dồi dào, giá sẽ hạ”-bà Cúc chia sẻ.
Bà Lê Thị Minh Thư (tổ 12, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) bày tỏ: “Tôi đi chợ thấy mặt bằng giá cả hàng hóa vẫn còn ở mức cao và có xu hướng tăng. Biến động mạnh trong mấy ngày qua là mặt hàng rau củ, cá, sữa bột. Thực phẩm là mặt hàng gia đình nào cũng phải sử dụng hàng ngày nên giá cả tăng ảnh hưởng nhiều đến chi tiêu sinh hoạt, chất lượng bữa ăn ngày càng giảm đi”.
Bà Đào Thị Thu Nguyệt-Phó Giám đốc Sở Công thương-cho biết: Giá thành sản phẩm hàng hóa được tạo thành từ nhiều yếu tố khác nhau, từ nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, bên cạnh đó còn phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết… Qua nắm bắt tình hình cho thấy, ở những thời điểm giá xăng dầu tăng, giá một số mặt hàng thực phẩm, tiêu dùng cũng tăng theo. Các doanh nghiệp nhập hàng số lượng lớn nhưng việc tiêu thụ lại chậm nên lượng hàng tồn lúc nhập giá cao còn nhiều. Sở Công thương đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành công văn chỉ đạo việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá. Theo đó, UBND tỉnh đã giao UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế-Hạ tầng theo dõi sát diễn biến, tình hình giá cả, cung cầu các mặt hàng thiết yếu; thực hiện biện pháp nhằm điều hòa và cân đối cung cầu, ổn định giá ở mức hợp lý; không để phát sinh vấn đề như đầu cơ, găm hàng, tăng giá đột biến. Sở Công thương sẽ phối hợp với ngành chức năng để tăng cường kiểm soát các doanh nghiệp về việc thực hiện nghiêm các quy định về giá như: niêm yết giá, bán theo giá niêm yết; tính toán chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất, lưu thông để giảm giá hàng hóa, thực hiện các chương trình khuyến mại để kích cầu tiêu dùng trong thời gian tới.
VŨ THẢO
 

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.