Khai thác bô- xít: Những tồn nghi đã được làm rõ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những tranh luận nảy lửa cuối cùng có vẻ đã lắng xuống. Bô- xít Tây Nguyên rồi cũng sẽ được khai thác để phục vụ lợi ích con người. Song những băn khoăn, mà nhất là người dân trong vùng dự án, vẫn còn nhiều điều đáng nói. Có mặt tại xã Nhân Cơ huyện Đak R’Lấp tỉnh Đak Nông, chúng tôi ghi lại sau đây những gì đang diễn ra trên vùng đất này…

“Giải tỏa” những nghi ngại…

Lãnh đạo huyện Đak R’Lấp dẫn chúng tôi đi xem những ngọn đồi, nơi mà trong tương lai Công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ- TKV (VNAC) sẽ khai thác bô- xít. Một điều dễ nhận ra là hầu hết những khu vực này đồi trọc hoặc cây cối cằn cỗi. Theo ông Phạm Đình Tuấn- Chủ tịch UBND huyện Đak R’Lấp thì: “Những vùng này năng suất cà phê chỉ đạt cao nhất là 2,1 tấn/ha, bằng một nửa so với các vùng khác. Với mức thu nhập này lâu nay người dân vẫn luôn trong cảnh thiếu thốn. Đặc biệt đối với những vùng có quặng bô-xít lộ thiên thì đất gần như bỏ hoang”. Còn theo lãnh đạo VNAC thì vỉa quặng ở đây có độ dày phổ biến từ 2 đến 10 mét và nằm cách mặt đất từ 0,2 đến 1,5 mét. Vì vậy công việc khai thác hết sức đơn giản và việc hoàn thổ cũng không mấy khó khăn. Để khai thác quặng, họ sẽ bóc lớp đất mặt để sang một bên. Sau khi lấy hết quặng sẽ dùng lớp đất này lấp lại chỗ cũ. Lúc này đất đã được xáo kỹ lại không còn quặng, cây trồng nhất định sẽ tốt hơn. Mặc khác, sau khi hoàn thổ, trả lại đất cho dân, chủ đầu tư sẽ đầu tư một lượng phân hữu cơ, phân vi sinh nhất định để “bồi bổ” cho đất (hoặc trả khoản tiền “bồi bổ” đất cho dân).

Hiện trường chuẩn bị khai thác bô-xít
Hiện trường chuẩn bị khai thác bô-xít
Còn vấn đề đất thải- tức bùn đỏ-  lâu nay được rất nhiều người quan tâm ? Ông Khoa đưa chúng tôi tới  vùng thung lũng có diện tích 300 ha. Hồ thải bùn đỏ (EPC) này sẽ do nhà thầu EPC thiết kế và trực tiếp giám sát việc thi công. Sau nhiều lần cân nhắc lựa chọn, nhà thầu Chalieco (Trung Quốc) đã trúng thầu gói thầu EPC (Chalieco cũng đã trúng thầu gói thầu EPC của nhà máy Alumin Lâm Đồng). Trị giá hợp đồng gói thầu EPC  lên đến khoảng 71 triệu USD. Theo ông Khoa, hồ thải bùn đỏ được thiết kế nhiều ngăn nhỏ, bao gồm nhiều ngăn chứa bùn đỏ và các ngăn sự cố. Dưới các lòng hồ đều có một lớp chống thấm nhằm ngăn chặn xút dư trong bùn đỏ ngấm ra ngoài đồng thời có tác dụng thu lại lượng xút dư thừa vì đây là một nguyên liệu rất đắt. Bờ đập được thiết kế vững chắc, có hệ thống bơm nước, tháo khô hồ tuần hoàn để tái sử dụng lượng nước.  Xung quanh hồ chứa bùn đỏ được thiết kế các rãnh thu nước lưu vực, đảm bảo vào mùa mưa nước không tràn vào hồ gây tràn hồ. Nếu lượng mưa quá lớn gây tràn hồ thì đã có các ngăn sự cố giữ bùn đỏ lại. Phương pháp xử lý bùn đỏ là công nghệ đang được thế giới áp dụng. Bùn đỏ sau khi khô tự nhiên được san ủi thành từng lớp, sau đó phủ một lớp đất màu lên trên và trồng cây để tái tạo giá trị thổ nhưỡng. Về vấn đề về phóng xạ trong quặng bô-xít, kết quả thăm dò cho thấy các quặng bô-xít ở Đak Nông không có chứa thành phần hợp chất phóng xạ. Đối với nguồn nước tuyển quặng, với lượng mưa lớn như Tây Nguyên thì không phải là vấn đề lớn.

Lợi ích đã rõ…

Theo VNAC, toàn bộ lao động của nhà máy dự kiến từ 1.600- 1.700 người. Theo đó, VNAC sẽ ưu tiên tuyển dụng lao động tại chỗ. Đối tượng được ưu tiên lần lượt là: Con em các gia đình có đất bị thu hồi, con em gia đình chính sách, con em đồng bào dân tộc thiểu số và con em đồng bào sinh sống tại Đak Nông. Để phục vu lâu dài cho dự án, đáp ứng yêu cầu về nhân lực, VNAC đã phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Việt Bắc- TKV tuyển dụng, đào tạo công nhân đợt 1 được 352 em (trong đó có 12 em là đồng bào dân tộc thiểu số). Đồng thời, VNAC đang tiến hành xét tuyển đợt 2, dự kiến là 450 em (trong đó ưu tiên sẽ có khoảng 70 em là đồng bào dân tộc thiểu số). Ngoài ra, VNAC đã tuyển được gần 70 học sinh thi đỗ đại học (chủ yếu trên địa bàn Đak Nông) cho đi học chuyên ngành luyện kim- alumin tại Trung Quốc và một số nước tiên tiến khác để sau này về quản lý, vận hành nhà máy.

Cùng với việc chú trọng đào tạo lao động tại chỗ, VNAC rất quan tâm đến đời sống của người dân bị ảnh hưởng trong vùng dự án. Trong đó, công tác đền bù, tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng được VNAC đặc biệt quan tâm. Khu tái định canh, định cư với quy mô 110 ha (trong đó có 15 ha dành cho tái định cư) đang được chuẩn bị xây dựng. Ngoài ra, VNAC đã xây dựng 20 ngôi nhà tạm cư và tái định cư cho dự án. Riêng với hai buôn đồng bào dân tộc thiểu số là Bu Dấp (xã Nhân Cơ) và Pi Nao (xã Nhân Đạo) (đều thuộc huyện Đak R’Lấp) VNAC đã và đang tài trợ ủng hộ xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, nhà trẻ, trạm cấp nước... Tài trợ xây dựng một số trương tiểu học trong vùng cùng một số hoạt động tài trợ khác cho giáo dục địa phương. Ông Lâm Trí Hy- Chủ tịch UBND xã Nhân Cơ cho biết: “Với giá đền bù từ 105 đến 360 triệu đồng/ha thì người dân bị thu hồi đất dễ dàng mua được đất khác để canh tác. Tính đến nay, hầu hết họ đều tự nguyện giao đất, chưa có trường hợp nào khiếu kiện cũng như gây khó khăn cho dự án...

Có thể nói, việc tiến hành xây dựng nhà máy Alumin Nhân Cơ (Đak Nông) đã và đang đi theo một chiều hướng tích cực. Song với những gì đang diễn ra, VNAC cũng cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng - nhất là vấn đề an sinh cho người dân trong vùng dự án.
Ngọc Tấn- Duy Hậu

Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

(GLO)- Từ cuối năm 2021 đến nay, giá bò hơi giảm sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại không ngừng tăng. Nghịch lý này khiến người nuôi bò ở Gia Lai gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ. Nhiều hộ phải chấp nhận giảm đàn hoặc không tiếp tục nuôi nữa.

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.