Hé lộ nguyên nhân người phụ nữ lấy băng keo tự trói rồi trình báo công an

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Rơi vào cảnh nợ nần, một người phụ nữ tự lấy băng keo trói tay chân rồi trình báo công an, giả sự việc mình bị cướp khống chế.

Bà Nguyễn Thị H. (SN 1967, ngụ phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế) ngày 7-12 đã bị Công an phường Phú Bài ra quyết định xử phạt hành chính 750.000 đồng vì "Báo thông tin giả đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền".

 

Công an làm việc với bà H. để làm rõ tin trình báo bị cướp
Công an làm việc với bà H. để làm rõ tin trình báo bị cướp



Trước đó, tối 26-11, bà H. có đơn gửi Công an thị xã Hương Thủy trình báo sự việc, rằng vào khoảng 19 giờ cùng ngày, khi bà đang ở nhà một mình thì bị một đối tượng nam không rõ lai lịch đột nhập dùng chày gỗ đánh vào đầu, khống chế rồi dùng băng keo trói lại để cướp 117 triệu đồng.

Sau khi nhận được tin báo, lực lượng Công an thị xã Hương Thủy nhanh chóng vào cuộc xác minh, điều tra và khẳng định không có sự việc nêu trên. Thông tin trình báo của bà H. là hoàn toàn bị đặt.

Công an thị xã Hương Thủy xác định trưa 26-11, khi vào nhà tắm, bà H. trượt ngã, đầu va vào tường và bị sưng. Do nợ nần chồng chất, bà H. lợi dụng việc này và lấy băng keo tự quấn chân, tay, đầu, bụng để giả vờ bị kẻ lạ mặt trói để cướp tiền.

Tối cùng ngày, chị Phạm Thị T. (ngụ phường Thủy Lương, thị xã Hương Thủy) đến đón bà H. đi làm. Lúc này, bà H. giả vờ khóc lóc, kể lại chuyện bị cướp nên chị T. điện thoại gọi em dâu bà đến rồi trình báo công an.

Cơ quan công an xác định mục đích giả vờ bị cướp và trình báo công an của bà H. là nhằm xin tiền con để trả nợ.

Theo Quang Tám (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

(GLO)- Dù không có được đôi mắt sáng như bao người khác nhưng những người bị mù ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) lại làm cho cuộc đời mình sáng lên bằng chính tinh thần lạc quan và nghị lực phi thường. Điều đó đã giúp họ vượt qua “bóng tối” của số phận, tìm được ánh sáng cho đời mình.

Thành viên Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo xã Ia Sao phối hợp với điều tra viên tiến hành rà soát hộ nghèo tại buôn H’Liếp. Ảnh: V.C

Ia Sao công khai, minh bạch trong điều tra, rà soát hộ nghèo

(GLO)- Hiện nay, các thôn, buôn thuộc xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa) đã hoàn tất công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều. Các quy trình đều được thực hiện công khai, minh bạch trên cơ sở đánh giá chi tiết đến từng hộ dân để có hướng hỗ trợ thiết thực, hiệu quả.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Gia Lai khảo sát việc giải quyết kiến nghị cử tri tại TP. Pleiku

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Gia Lai khảo sát việc giải quyết kiến nghị cử tri tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 4-11, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Thanh Bình-Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh dẫn đầu đoàn khảo sát đã làm việc với TP. Pleiku về giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XII thuộc lĩnh vực pháp chế.

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 giúp xây dựng nhà cho gia đình bà A Nưnh (làng Đăk Pơ Nan, xã Kon Thụp). Ảnh: T.N

Những ngôi nhà ấm tình đoàn kết ở Kon Thụp

(GLO)- Năm 2024, huyện Mang Yang được Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Gia Lai phân bổ 750 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 15 căn nhà (50 triệu đồng/căn) cho các hộ nghèo và cận nghèo. Huyện ủy đã thống nhất ưu tiên hỗ trợ xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, cận nghèo xã Kon Thụp.

Sản phẩm nông nghiệp của bà con vùng DTTS được hỗ trợ quảng bá, giới thiệu thông qua các chương trình xúc tiến thương mại. Ảnh: V.T

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, các ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai tập trung hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.