Chăn nuôi trong khu vực cấm, nông hộ sẽ đối diện với mức phạt nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ NNPTNT vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi. Dự thảo Nghị định quy định mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về giống vật nuôi; về thức ăn chăn nuôi; về điều kiện chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi…



Dự thảo Nghị định quy định hành vi vi phạm và hình thức xử phạt đối với vi phạm quy định về kê khai chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, xử lý chất thải, tiếng ồn trong chăn nuôi; mua bán, nhập khẩu sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi; cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi.

Chăn nuôi ở khu vực cấm, nông hộ bị phạt 2-3 triệu đồng

Đối với vi phạm về điều kiện, hoạt động chăn nuôi, dự thảo Nghị định quy định, nông hộ chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi sẽ bị phạt tiền từ 2-3 triệu đồng. Đối với trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ, hành vi này bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng.

Với trang trại quy mô lớn chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi sẽ bị phạt tiền từ 20-25 triệu đồng.

Cùng với mức phạt trên, nông hộ và các trang trại phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc di dời vật nuôi, trang trại ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.


 

Từ ngày 1/8, khu vực nội thành và nhiều thị trấn của TP. Hà Nội sẽ không được chăn nuôi gia súc, gia cầm. Dự kiến TP. Hà Nội có 3.354 nông hộ, trang trại phải dừng chăn nuôi hoặc di dời. Ảnh:IT
Từ ngày 1/8, khu vực nội thành và nhiều thị trấn của TP. Hà Nội sẽ không được chăn nuôi gia súc, gia cầm. Dự kiến TP. Hà Nội có 3.354 nông hộ, trang trại phải dừng chăn nuôi hoặc di dời. Ảnh:IT



Dự thảo Nghị định cũng quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn. Theo đó, hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng.

Các cơ sở giết mổ tập trung có một trong các hành vi vi phạm sau: Không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ; Đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ; Không có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng...

Theo quy định của Luật Chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi là quy định mới, tiến bộ, thể hiện tính nhân văn, lần đầu được quy định nhằm bảo vệ vật nuôi, tránh các hành động đối xử tàn nhẫn, ngược đãi như bỏ đói, bỏ khát, gây đau đớn, giết hại vô cớ.

Đồng thời, các quy định này tiệm cận với quy định của các nước trên thế giới có nền chăn nuôi phát triển quy định về phúc lợi vật nuôi. Đây cũng là một trong những điều kiện bảo đảm, hướng tới việc xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi.

Lỗi vi phạm nào sẽ đối diện phạt mức tối đa?

Dự thảo Nghị định quy định mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực giống vật nuôi và hoạt động chăn nuôi đối với cá nhân vi phạm là 50 triệu đồng, đối với tổ chức vi phạm là 100 triệu đồng.

Đối với hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, dự thảo Nghị định quy định mức phạt tiền tối đa của cá nhân vi phạm là 100 triệu đồng, tổ chức vi phạm là 200 triệu đồng.

Theo đó, các hành vi phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm mà không được phép của Bộ trưởng Bộ NNPTNT; Xuất khẩu, trao đổi quốc tế giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi quý, hiếm có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt tiền từ 40- 50 triệu đồng.

Hành vi đưa vật thể lạ, bơm nước cưỡng bức hoặc các chất khác vào cơ thể động vật trên cạn trước khi giết mổ bị phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 1.000 kg trở lên. Hành vi nhập khẩu vật nuôi sống có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi làm thực phẩm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 40-50 triệu đồng.

Đối với hành vi sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có chứa chất cấm có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên khi cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án thì bị phạt tiền từ 90-100 triệu đồng.


https://danviet.vn/chan-nuoi-trong-khu-vuc-cam-nong-ho-se-doi-dien-voi-muc-phat-nao-20200802211114721.htm

Theo KHƯƠNG LỰC (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo, phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2025.
Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.
Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

(GLO)-

Ngày 25 và 26-4, tại sân vận động xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) diễn ra hội chợ-giao lưu văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là cơ hội để người dân giới thiệu, quảng bá văn hóa và sản phẩm của địa phương.