Có gây khó khi mua bán, chuyển nhượng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sổ đỏ ghi tên các thành viên gia đình: Có gây khó khi mua bán, chuyển nhượng?

Theo Thông tư 33/2017/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 05.12, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sẽ có trường hợp bổ sung các thành viên trong gia đình cùng sử dụng đất. Ảnh: PV
Theo Thông tư 33/2017/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 05.12, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sẽ có trường hợp bổ sung các thành viên trong gia đình cùng sử dụng đất. Ảnh: PV



P.V đổi Luật sư Nguyễn Quốc Việt (Đoàn Luật sư Hà Nội) về quy định mới này.

Theo Luật sư, tại sao có sự thay đổi này?

LS Nguyễn Quốc Việt: Theo tôi, quy định này sẽ giảm bớt tình trạng tranh chấp pháp lý. Cụ thể, nếu miếng đất được người kê khai xác định là khối tài sản chung trong gia đình sẽ ghi bao gồm tên tất cả thành viên trong gia đình. Trường hợp này khi mua bán, trao tặng thì tất cả thành viên trong gia đình phải đồng ý ký giấy tờ chuyển nhượng.

Ngược lại, xác định lô đất là tài sản riêng chỉ cần ghi tên chủ hộ, sau này khi mua bán thì chủ hộ toàn quyền mua bán.

Nhiều người đặt vấn đề, thêm tên các thành viên trong gia đình sẽ tạo ra sự tranh chấp khi mua bán, chuyển nhượng?

LS Nguyễn Quốc Việt: Đây là điểm mới, khi xác định là khối tài sản chung cả gia đình. Ví dụ lô đất là thừa kế của người cha cho 4 anh em trong gia đình ở thì 4 người con này có quyền tài sản với lô đất và khi một người muốn bán thì phải có ý kiến của 3 người còn lại. Trong trường hợp, người cha có thừa kế ngay từ đầu cho 1 trong 3 người con là anh A thì anh A ghi theo Thông tư cũ và có toàn quyền tài sản với lô đất. Điều này rõ ràng ngay từ đầu để tránh những tranh chấp, kiện cáo phát sinh.

Cám ơn LS.

Việc bổ sung thông tin các thành viên hộ gia đình trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19-5-2014 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 5 như sau:

“Đối với hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)".

Thông Chí (Lao Động)

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.