Mang Yang hỗ trợ nông dân sản xuất vụ mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khi chúng tôi vừa đến thì cũng là lúc xã Ayun (huyện Mang Yang) cấp phát giống hỗ trợ bà con sản xuất vụ mùa. Đợt cấp phát thứ 2 này, 298 hộ bị thiệt hại 52,17 ha lúa trong vụ Đông Xuân 2015-2016 được hỗ trợ 3.656 kg giống lúa HT1 để sản xuất. Trước đó, trong đợt 1, xã đã cấp phát 5.892 kg giống cùng loại cho 469 hộ bị thiệt hại 74,54 ha. Ngoài cây lúa, một số cây trồng khác của 97 hộ thuộc 4 thôn làng của xã Ayun bị ảnh hưởng và thiệt hại cũng được hỗ trợ 68,5 triệu đồng.

  Chuyển giống về sản xuất.     Ảnh: T.S
Chuyển giống về sản xuất. Ảnh: T.S

Bên hông trụ sở UBND xã, cán bộ nông nghiệp huyện, xã theo danh sách gọi từng hộ làm thủ tục ký nhận và cấp phát giống cho dân. Những bao thóc giống  HT1 xếp chồng lên nhau trong kho. Một số người nhanh nhảu giúp cán bộ khuân bao, xúc lúa, cho lên cân để cấp phát cho nhanh. Đây là số giống được đơn vị cấp phát lựa chọn rất kỹ, bà con ai cũng an tâm tin tưởng giống có chất lượng tốt, tỷ lệ nảy mầm cao. Chuyển bao giống lên xe máy, anh Đinh Cuộc (thôn 1) nói: “Số giống này rất ý nghĩa với gia đình tôi. Với 48 kg lúa HT1, tôi có đủ lượng giống cần thiết để gieo sạ lại trên diện tích 7 sào bị mất trắng vừa rồi”. Niềm vui của anh Cuộc cũng là niềm vui chung của nhiều bà con nông dân trong huyện, trong tỉnh được Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ cấp giống để duy trì  sản xuất.

Xã Ayun có 1.753 hộ với 8.735 khẩu sinh sống ở 14 thôn làng (8 làng đồng bào dân tộc thiểu số), với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 62% dân số toàn xã. Đây là xã vùng III có đến 75% số hộ sống bằng nghề nông và tỷ lệ hộ nghèo 35,7%. Đất đai bạc màu, thiên nhiên không dành nhiều thuận lợi, phương thức sản xuất chậm thay đổi nên người dân gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất dù rất chịu khó. Atu, Hier, Groi… là những làng như thế và xã đang tập trung hỗ trợ lồng ghép nhiều chương trình, dự án nhằm giúp người dân vươn lên trong cuộc sống.

Phó Chủ tịch UBND xã Ayun Nguyễn Văn Lắm cho biết: Xã đang dồn sức lãnh đạo, chỉ đạo 2 nhiệm vụ quan trọng, trong đó có việc tập trung cho sản xuất nông nghiệp. Xã đã vận động nhân dân đóng góp hàng trăm ngày công tiến hành nạo vét được 7 km kênh mương nội đồng (cả mương đất và bê tông), khơi thông dòng chảy lấy nước tưới cây trồng. Cũng theo ông Lắm, sau khi cấp phát giống hỗ trợ sản xuất, xã sẽ tiếp tục cấp phát gạo cho các hộ trong diện thiếu đói. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong lúc này có ý nghĩa rất lớn đối với công tác an sinh xã hội của xã.

Từ đầu năm đến nay, trước tác động bất lợi của tình hình kinh tế do một số nông sản mất giá và thời tiết diễn biến bất lợi, huyện Mang Yang đã có những giải pháp quyết liệt nhằm đảm bảo sản xuất và đời sống người dân. Riêng vụ Đông Xuân, hạn cục bộ ở một số địa phương đã gây thiệt hại 589,8 ha cây trồng các loại (mất trắng 179 ha) và huyện đã được UBND tỉnh hỗ trợ 15.768 kg giống lúa HT1 để cấp cho nhân dân sản xuất. Sau khi kết thúc vụ Đông Xuân, huyện đã tập trung chỉ đạo sản xuất vụ mùa. Đến nay, người dân trong huyện đã gieo trồng được 7.912,3/ 9.740,5 ha vụ mùa, đạt 81,23% kế hoạch.

Chủ tịch UBND huyện Mang Yang Nguyễn Như Phi cho biết: Huyện tập trung chỉ đạo hoàn thành kế hoạch gieo trồng vụ mùa, chú trọng chăm lo phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là các làng trọng điểm. Các mô hình sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất như mô hình trồng lúa lai BIO 404 cho 26 hộ xã Ayun, mô hình trồng mì KM 140 cho làng Ar Quát (xã Đê Ar)… chẳng những được chính quyền mà người dân cũng rất quan tâm ủng hộ, hưởng ứng thực hiện, góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao thu nhập. Tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, công tác tiêm phòng, tiêu độc được triển khai đồng bộ; dịch lở mồm long móng có xảy ra nhưng đã khoanh vùng, dập dịch kịp thời. Nhìn chung hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra thuận lợi. Sự hồi phục giá cả của một số nông sản nhất là cây hồ tiêu và chanh dây đang là tín hiệu tốt đối với người sản xuất.

 Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.