Ia Pa: Khẩn trương phòng trừ bệnh khảm lá mỳ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 11- 9, ông Huỳnh Vĩnh Hương- Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai  chủ trì cuộc họp với các cơ quan chức năng của huyện để bàn phương án ngăn chặn bệnh khảm lá mỳ. 
Thống kê của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT và BVTV) huyện Ia Pa, đến nay đã có 5/9 xã trên địa bàn huyện xuất hiện bệnh khảm lá mỳ với diện tích 9,1 ha gồm: xã Pờ Tó 3,8ha; Chư Răng 0,5ha; Kim Tân 4,1ha; Ia Tul 0,5ha, Ia Kdăm 0,2ha. 
Xác định bệnh khảm lá mỳ là loại bệnh rất nguy hiểm và đến nay chưa có thuốc đặc trị. Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh là khảm vàng loang lổ trên lá. Mức độ hại nhẹ là lá không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ; mức độ hại nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm. Loại hom giống có tỷ lệ nhiễm bệnh cao là HLS11, KM 419..
Các ngành chức năng thảo luận bàn giải pháp phòng trừ bệnh khảm lá virus hại mỳ tại địa phương. Ảnh: Mai Linh
Các ngành chức năng thảo luận bàn giải pháp phòng trừ bệnh khảm lá virus hại mỳ tại địa phương. Ảnh: Mai Linh
Tại cuộc họp, trên cơ sở các ý kiến thảo luận, đề xuất phương án phòng ngừa, ngăn chặn sự lây lan của bệnh này trên cây mỳ của địa phương, ông Huỳnh Vĩnh Hương- Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Pa đề nghị các ngành có liên quan cần tăng cường công tác điều tra, rà soát nắm chắc số diện tích bị bệnh khảm lá mỳ, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về tác hại, cách phòng trừ, tiêu hủy mầm bệnh cho bà con.
Các xã thành lập các tổ công tác xử lý bệnh khảm lá mỳ. Đối với Nhà máy tinh bột sắn (đóng tại xã Pờ Tó) cần có cơ chế thu mua hợp lý những diện tích bị nhiễm bệnh đã tới thời kỳ thu hoạch nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân. Bên cạnh đó, người dân cần thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh trên cây trồng, đồng thời báo ngay cho chính quyền địa phương và trạm TT và BVTV để tổ chức tiêu hủy, ngăn chặn bệnh lây lan….
"Từ nay đến ngày 20-9 tất cả các xã phải rà soát xong diện tích bị nhiễm bệnh và đến 30-9 phải xử lý xong toàn bộ cây mỳ bị nhiễm bệnh”- ông Huỳnh Vĩnh Hương nhấn mạnh
Mai Linh

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.