Hồ tiêu Việt Nam: Cần chất hơn lượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo ước tính của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, năm 2019, sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của nước ta ước tính trên 250.000 tấn, chiếm gần 70% thị phần xuất khẩu mặt hàng này của thế giới. Tuy tăng mạnh về lượng để trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới nhưng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam lại liên tục đi xuống. Rốt cuộc, người trồng hồ tiêu Việt Nam vẫn thu nhập không cao, lại còn đối mặt với rất nhiều rủi ro do sản xuất không bền vững.
Điều này, bắt nguồn từ giống chất lượng thấp, rồi lượng hóa chất, thuốc trừ sâu sử dụng vượt quá mức cho phép đến các loại sâu bệnh khiến cây hồ tiêu chết hàng loạt. Khi tốt tươi thì khó có loại cây nào có màu xanh quyến rũ như hồ tiêu; còn khi bị chết, không cây trồng nào trông thê thảm hơn cây hồ tiêu. Đã có những gia đình nông dân phá sản, phải bỏ làng trốn nợ vì cây hồ tiêu chết.
Diện tích hồ tiêu ở nước ta đang có dấu hiệu giảm dần (ảnh internet)
Diện tích hồ tiêu ở nước ta đang có dấu hiệu giảm dần (ảnh internet)
Diện tích hồ tiêu ở nước ta đang có dấu hiệu giảm dần. Điều này phù hợp với quy luật: Trồng cây nào không có lợi, thậm chí chịu lỗ thì phải chuyển sang trồng cây khác. Tình trạng bấp bênh loại cây trồng này sẽ còn kéo dài trong nhiều năm nữa nếu không có một cuộc “đại phẫu”, một cuộc “tái cơ cấu” toàn diện về chất lượng hồ tiêu Việt Nam. Và một trong những giải pháp quan trọng là đưa mặt hàng hồ tiêu từ xuất thô sang xuất sản phẩm tinh với nhiều sản phẩm khác nhau được thị trường thế giới chấp nhận.
Người ta nói, nếu Việt Nam chỉ hướng đến sản xuất hồ tiêu để ăn thì đó là một sự lãng phí. Hồ tiêu làm mỹ phẩm, nước hoa, làm nguyên liệu thứ cấp cho các ngành khác phải là con đường cần tính đến bởi nhu cầu này trên thế giới là rất lớn. Có nhu cầu, nhưng nếu không có công nghệ sản xuất những nguyên liệu thứ cấp từ hồ tiêu để phục vụ các ngành công nghiệp chế biến khác thì Việt Nam vẫn chưa giải được bài toán hồ tiêu một cách triệt để. Không thể để những người nông dân trồng hồ tiêu phá sản, trong khi các cơ quan chức năng, các viện khoa học nghiên cứu vẫn “bình chân như vại” với những khuyến cáo chung chung.
Cái gọi là “những giai đoạn giá tốt” cho hồ tiêu Việt Nam đã qua rồi. Bây giờ là lúc hồ tiêu Việt Nam đang phải thực sự đối mặt với những nguy cơ. Vì vậy, phải làm sao để hạn chế thấp nhất những rủi ro và đưa mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu dần dần đi tới sự ổn định với giá trị ngày càng tăng một cách bền vững. Không có chuyện giá tăng chóng mặt đâu, nhưng nếu cứ duy trì mức giá quá thấp như hiện nay, sẽ tới lúc sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng. Chỉ vì người trồng hồ tiêu không còn tin tưởng vào tương lai của loại cây có thời “hái ra tiền” này nữa.
Ông Homey Cheriyan-Viện trưởng Viện phát triển cây gia vị Ấn Độ đã chia sẻ kinh nghiệm của người trồng hồ tiêu ở đất nước Nam Á: “Nông dân ở nước tôi thường sản xuất hồ tiêu theo 3 dạng: trồng xen trong các vườn tạp, cho leo bám trên các loại cây trong vườn (chiếm 50% tổng diện tích); trồng độc canh trên đất đồi dốc, thung lũng; trồng xen lên hệ thống cây che bóng trong các vườn chè, cà phê. Việc áp dụng mô hình trồng xen sẽ giúp người sản xuất nông nghiệp có nguồn thu ổn định. Bởi nếu cây trồng này xuống giá sẽ có cây khác bù vào. Ngoài ra, qua nghiên cứu, các loại bệnh trên cây hồ tiêu thường xuất hiện và lây qua cây giống. Do đó, ở nước chúng tôi, khâu quản lý nguồn giống rất chặt chẽ và khi đưa đến người nông dân tuyệt đối phải sạch bệnh”.
Thiết nghĩ, các chuyên gia nông học Việt Nam chuyên về hồ tiêu cũng phải có những tư vấn cụ thể, rạch ròi như vậy cho người trồng hồ tiêu trong nước. Bởi đó đều là những phương án có thể thực hiện được và phải thực hiện nếu người trồng hồ tiêu Việt Nam muốn có thu nhập tốt từ sản phẩm của mình. Các nhà khoa học và cơ quan chức năng phải hiểu nỗi đau như người nông dân khi họ mất mùa, thất bại thì mới có thể tìm ra những giải pháp thực tế để giúp họ thoát khỏi rủi ro.
 THANH THẢO

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.