Hòa Bình: Thứ hạt đỏ bán đắt như vàng đã xuất khẩu sang Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một công ty chuyên làm gia vị của nước Đức đã đến tận xóm Be, xã Chí Đạo - thủ phủ cây dổi của huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình để nghiên cứu về hạt dổi. Họ đã lấy mẫu và rất hài lòng về thứ hạt gia vị siêu sạch, siêu thơm này.

 

Khép lại vụ thu hoạch dổi năm 2019, bà con trồng dổi ở xã Chí Đạo vô cùng phấn khởi. Dổi được mùa lại được giá, nên nhiều gia đình đã đổi đời nhờ bán dổi. Ông Bùi Văn Bun, trưởng xóm Be, xã Chí Đạo chia sẻ, nhà ít được vài chục triệu đồng, nhà thu nhiều đạt cả tỷ đồng từ bán dổi. Không chỉ bán hạt dổi mà năm nay cũng là năm bội thu của các nhà vườn khi bán cây dổi giống.

 

Cây dổi được trồng nhiều tại xóm Be, xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn. Hiện nơi này có những cây dổi có tuổi thọ từ 20-30 năm. Nó được coi là những cây đầu dòng để nhân giống.
Cây dổi được trồng nhiều tại xóm Be, xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn. Hiện nơi này có những cây dổi có tuổi thọ từ 20-30 năm. Nó được coi là những cây đầu dòng để nhân giống.



Cây dổi được trồng ở đất Lạc Sơn từ nhiều đời nay. Bà con người Mường khi đó chỉ trồng dổi để lấy hạt và lấy gỗ. Hạt dổi rất thơm, nó là thứ gia vị không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày của bà con người Mường. Mấy năm gần đây, hạt dổi xứ Mường đã được bán rộng rãi ra nhiều địa phương trên cả nước.

 

 Bà con người Mường thu hoạch hạt dổi. Năm nay, hạt dổi tươi bán được 500.000đ/1kg. Nhiều cây dổi cho thu từ 40-100kg hạt tươi.
Bà con người Mường thu hoạch hạt dổi. Năm nay, hạt dổi tươi bán được 500.000đ/1kg. Nhiều cây dổi cho thu từ 40-100kg hạt tươi.



Giá hạt dổi có lúc lên đến 3 triệu đồng/1kg, nhiều gia đình có cuộc sống khá giả nhờ trồng dổi. Thấy cây dổi mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều nhà vườn ở Tây Nguyên đã tìm ra tận Lạc Sơn để mua giống dổi về trồng. "Có người mua cả vạn cây dổi ghép về trồng. Vừa bước sang năm thứ 2, họ đã bắt cây ra quả. Tuy nhiên, khi cây ra quả sớm quá, hạt dổi không đạt được tinh dầu", ông Bun chia sẻ.

 

 Cây dổi đã giúp nhiều người dân ở Lạc Sơn đổi đời.
Cây dổi đã giúp nhiều người dân ở Lạc Sơn đổi đời.


Hiện xã Chí Đạo có khoảng 2000 cây dổi được trồng rải rác ở các nhà vườn. Một tin vui nữa vừa đến với người trồng dổi là một công ty chuyên sản xuất gia vị của nước Đức đã về tận xóm Be để nghiên cứu về cây dổi. Vườn dổi của gia đình ông Bun được họ lựa chọn để khảo sát. Họ đánh giá rất cao về chất lượng hạt dổi. Họ còn mang 5kg về Đức để nghiên cứu tiếp. Nếu như việc xuất khẩu hạt dổi sang Đức thành công, sẽ là cơ hội đổi đời cho nhiều nhà vườn ở nơi đây.

 

 Hạt dổi được bà con dùng làm gia vị không thể thiếu trong các món ăn.
Hạt dổi được bà con dùng làm gia vị không thể thiếu trong các món ăn.
Cây dổi lớn nhanh, sau 10 năm, nó cỏ thể cao từ 20-30m.
Cây dổi lớn nhanh, sau 10 năm, nó cỏ thể cao từ 20-30m.



http://http://danviet.vn/nha-nong/hoa-binh-thu-hat-do-ban-dat-nhu-vang-da-xuat-khau-sang-tay-1035385.html

Theo Thuần Việt (danviet)

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.