TP. Pleiku: Nhà vườn trồng hoa lay ơn thấp thỏm đợi giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thị trường hoa lay ơn ngày cận Tết lâu nay sôi động, tuy nhiên năm nay tại địa bàn TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, giá hoa lay ơn lại phụ thuộc vào thương lái khiến nhà vườn không khỏi  thấp thỏm lo âu.
Trưa ngày 26 tháng Chạp, phóng viên có mặt tại làng hoa lay ơn ở xã Trà Đa, TP. Pleiku, là vựa hoa lay ơn cung cấp cho nhiều đầu mối trong và ngoài tỉnh. So sánh với nhiều năm, nhà vườn cho rằng năm nay giá hoa chưa có lợi cho người trồng, một phần bị chi phối bởi thương lái. 
Anh Nguyễn Văn Phương (thôn 1 xã Trà Đa ), cho biết: “Hoa lay ơn ngoại thì mình có 2 sào, lay ơn nội 2 ha lận. Thường thì  27, 28 Tết, lời lỗ mới biết. Nếu giá 15 ngàn đồng/10 cành thì mình làm ra mới có lời, còn dưới thì huề hoặc lỗ vốn thôi”.
Anh Nguyễn Văn Phương bên vườn hoa của mình. Ảnh: Hà Phương
Anh Nguyễn Văn Phương bên vườn hoa của mình. Ảnh: Hà Phương
Nhưng giờ đây, làng hoa lay ơn đang vào chính vụ, nhà nhà lo thu hoạch bán cho thương lái. Bà Trần Thị Hiếu (người Quảng Nam) đã có thâm niên hơn 10 năm mua bán hoa nơi đây nhận xét: “Hoa năm nay không đẹp lắm, nên nhìn vào từng nhà vườn mà bỏ giá khác nhau”. 
Trên mảnh vườn hơn 5 sào trồng hoa lay ơn nội đang vào vụ thu hoạch, ông Đoàn Khắc Châu (thôn 1, xã Trà Đa) thổ lộ: “Năm nay, nhìn chung người trồng hoa cũng không lãi mấy. Giá hoa lay ơn có chỗ mười mấy ngàn đồng, có chỗ 5 đến 7 ngàn đồng một bình/10 cành, chênh lệch cũng nhiều. Nhưng đa số là 10 đến 12 ngàn đồng/ bình 10 cành”.
Nhà vườn thu hoạch hoa bán cho thương lái. Ảnh: Hà Phương
Nhà vườn thu hoạch hoa bán cho thương lái. Ảnh: Hà Phương
Trong khi đó, khảo sát bán buôn và bán lẻ tại các chợ trên địa bàn TP. Pleiku thì giá lay ơn nội đến tay người tiêu dùng từ 24 ngàn đồng đến 27 ngàn đồng/10 cành, tùy chất lượng hoa. Còn giá mua tại vườn dao động từ 12 ngàn đồng đến 15 ngàn đồng/10 cành.
Nhìn chung thị trường hoa Tết năm nay khá dồi dào chủng loại, số lượng, sự cạnh tranh về giá cũng có nhưng không đáng kể. Lay ơn vốn là loại hoa giá cả ổn định nhưng cũng đang bị cạnh tranh bởi các loại hoa khác. Hoa cắm bình như lay ơn còn đối mặt với xu hướng ngày càng phổ biến: chơi chậu hoa nhỏ lâu tàn để trưng trong nhà những ngày Xuân.
Tính toán chi ly các loại chi phí trên đồng ruộng cộng với giống, thì người nông dân vẫn không lỗ nhưng chưa có lãi cao trong vụ hoa năm nay. Tuy nhiên nhu cầu hoa Tết thường tăng nên nhà vườn vẫn đang kỳ vọng có lãi.
Hoa lay ơn đang chịu sức ép của thương lái. Ảnh: Hà Phương
Hoa lay ơn đang chịu sức ép của thương lái. Ảnh: Hà Phương
Theo bà Nguyễn Thị Quý- Chủ tịch Hội Nông dân xã Trà Đa, trên địa bàn xã Trà Đa có khoảng 35 hộ trồng hoa lay ơn chuyên nghiệp, với hơn 16 ha mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân. Các nhà vườn có phần lo lắng vì năm nay chi phí sản xuất tăng nhưng giá không tăng. Còn vài ngày nữa là Tết, chúng tôi mong giá hoa nói chung, lay ơn nói riêng được cải thiện để bà con có một cái Tết  sung túc hơn”. 
Hà Phương

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.