Phú Thiện: Nông dân trồng khoai lãi lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hàng trăm héc ta khoai lang Nhật Bản trên địa bàn huyện Phú Thiện đã được tiêu thụ gần hết. Mặc dù năng suất không cao như mọi năm nhưng bà con nông dân vẫn rất phấn khởi vì được các hợp tác xã và doanh nghiệp liên kết bao tiêu sản phẩm với giá cao.
Vụ Đông Xuân 2019-2020, nông dân huyện Phú Thiện trồng khoảng 450 ha khoai lang Nhật Bản, tập trung chủ yếu ở xã Ia Sol và Chư A Thai. Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, đến nay, người dân đã thu hoạch được hơn 70% diện tích. Năng suất ước đạt 25 tấn/ha, giá khoai lang xô được thương lái thu mua tại ruộng với giá 5,5-6 triệu đồng/tấn. Trừ chi phí, mỗi héc ta khoai lang Nhật Bản, nông dân lãi gần 50 triệu đồng.
Xã Ia Sol có trên 180 ha khoai lang Nhật Bản. Ông Nguyễn Hữu Khóa-Chủ tịch UBND xã-thông báo tin vui: “Năm nay, khoai lang được giá, thương lái khắp nơi về tận ruộng mua mà không cần giải cứu như vụ trước. Giá bán đầu vụ là 3.500 đồng/kg, hiện nay là 6.500 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, nông dân thu nhập cao gấp 2 lần trồng lúa. Ngoài bán củ, dây khoai lang còn được bán để làm giống với giá 1 triệu đồng/sào”.
Nông dân huyện Phú Thiện thu hoạch khoai lang Nhật Bản. Ảnh: T.Đ
Nông dân huyện Phú Thiện thu hoạch khoai lang Nhật Bản. Ảnh: T.Đ
Đang trong những ngày dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng trên cánh đồng thôn Thắng Lợi (xã Ia Sol), bà con nông dân vẫn đeo khẩu trang tranh thủ thu hoạch khoai lang để bán cho được giá. Ông Mã Văn Thủy-Trưởng thôn Thắng Lợi 1 (xã Ia Sol) cho hay: “Tôi trồng 1 ha khoai lang Nhật Bản, năng suất đạt 25 tấn/ha. Nhiều nông dân không có đủ nhân công thu hoạch thì bán nguyên ruộng khoai lang với giá gần 100 triệu đồng/ha. Thương lái tranh nhau mua ngay tại ruộng. Họ đưa máy cày vào để cày xới khoai lên, thuê người nhặt củ đóng thành từng sọt, chất lên xe chở đi nhập cho các doanh nghiệp ở miền Trung và miền Bắc”-ông Thủy cho hay.
Giá khoai lang đang ở mức cao khiến bà con nông dân phấn khởi. Năm trước, dù được các đơn vị đến tận ruộng “giải cứu”, giá khoai lang cũng chỉ ở mức 3.000-3.500 đồng/kg. Ông Võ Trương Ánh (làng Chă Wâu, xã Chư A Thai) cho biết: “Với giá 5.500 đồng/kg bán xô, sau khi trừ chi phí, người dân lãi khoảng 30 triệu đồng/ha. Những hộ trồng khoai lang nhiều năm, có kinh nghiệm thì năng suất đạt cao, thu về có khi đến 70 triệu đồng/ha”.
Theo ông Đỗ Văn Năm-Giám đốc Hợp tác xã Nông sản an toàn Phú Thiện, mỗi ngày, đơn vị nhập khoảng 50-60 tấn khoai lang của bà con nông dân. “Năm nay, chúng tôi liên kết với chuỗi siêu thị, các chợ đầu mối phía Bắc cùng một số công ty ở tỉnh Lâm Đồng tiêu thụ khoai lang cho các thành viên và bà con nông dân mà không cần phải kêu gọi “giải cứu” như năm trước. Càng về cuối vụ, giá khoai lang tăng dần lên nên người dân lãi nhiều hơn. Ai cũng phấn khởi”-ông Năm lạc quan nói.
Ông Mai Ngọc Quý-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện-cho hay: Để giúp bà con tiêu thụ hết sản lượng, ngay từ đầu vụ thu hoạch, UBND huyện đã tổ chức hội nghị mời gọi các doanh nghiệp và hệ thống siêu thị lớn trong nước về địa phương để giới thiệu và ký cam kết thu mua khoai lang cho nông dân. Ngoài ra, nông dân trên địa bàn cũng đã chủ động giảm hơn 200 ha khoai lang. Nhờ vậy, vụ này không xảy ra tình trạng tồn đọng và phải “giải cứu” như năm trước. Dù năng suất có giảm hơn so với năm ngoái do nắng hạn nhưng nông dân vẫn phấn khởi vì bán được giá cao. Với sức mua hiện nay, chỉ khoảng 2 tuần nữa, toàn bộ sản lượng khoai lang còn lại trên địa bàn sẽ được tiêu thụ hết.
TRẦN ĐỨC

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.