Bình Định: Nuôi lươn không bùn trong bể xi măng, lấy vợt xúc lươn ai thấy cũng thốt lên "sao to bự thế"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những năm qua, mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng ở một số hộ nông dân trong tỉnh Bình Định đã tận dụng được diện tích đất quanh vườn nhà, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Lê Trung Vinh, cán bộ Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) cho biết: Từ năm 2014 - 2016, Trung tâm Giống nông nghiệp Bình Định triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu sinh sản, ương và nuôi thương phẩm lươn đồng”.

Nhân rộng mô hình nuôi lươn không bùn

Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu sản xuất hơn 92.000 con lươn giống, thực hiện 6 mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng tại huyện Tuy Phước, Vĩnh Thạnh, Phù Mỹ, Hoài Ân, TX Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn.


 

Anh Mai Đức Thắng, phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) kiểm tra bể nuôi lươn không bùn.
Anh Mai Đức Thắng, phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) kiểm tra bể nuôi lươn không bùn.


Trạm còn tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nuôi lươn không bùn và chuyển giao kỹ thuật sản xuất lươn giống cho người dân có nhu cầu.

Anh Lê Văn Hoàng ở khu phố Thiết Đính Bắc, phường Bồng Sơn, TX Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định), được Trung tâm Giống nông nghiệp Bình Định tư vấn kỹ thuật nuôi lươn không bùn, chăm sóc lươn và hỗ trợ 1.500 con lươn giống để thực hiện thí điểm mô hình nuôi lươn không bùn từ năm 2015.

Anh Hoàng chia sẻ: “Sau hơn 6 tháng thả nuôi, lươn phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 90%. Thấy nhu cầu về lươn thương phẩm thị trường khá nhiều, nhưng nguồn cung cấp lươn còn hạn chế, tôi xây dựng 14 bể nuôi lươn không bùn, mỗi bể có diện tích từ 4 - 6 m2”.

Những năm qua, anh Hoàng mỗi năm xuất bán ra thị trường các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng khoảng 1,5 tấn lươn thịt thương phẩm, thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Đầu năm 2020, anh Hoàng xuất bán hơn 600 kg lươn thịt thương phẩm, hiện còn khoảng 600 kg sẽ xuất bán cuối năm nay. Tháng 6.2020, anh Hoàng nhập thêm 8.000 con lươn giống từ tỉnh An Giang về thả nuôi theo phương thức “gối đầu” mang lại hiệu quả cao.

Năm 2017, anh Nguyễn Đại Dương ở thôn Hội Phú, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định), đầu tư xây 4 bể nuôi lươn không bùn, mỗi bể rộng 6 m2, thả nuôi 6.000 con lươn giống.

Anh Dương kể: “Thả lứa lươn giống đầu tiên, do còn ít kinh nghiệm nên tỷ lệ lươn sống chỉ khoảng 50%, thu về khoảng 300 kg lươn thịt thương phẩm. Không nản chí, năm 2018, tôi tiếp tục tìm hiểu kỹ thuật nuôi lươn không bùn từ cán bộ kỹ thuật Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu và một số hộ nuôi lươn thành công trong tỉnh Bình Định, rồi tiếp tục đặt 4.000 con lươn giống từ Trung tâm Giống nông nghiệp Bình Định về thả nuôi...".

Để tránh hao hụt lươn giống và chủ động được nguồn lươn giống, anh Dương đã bố trí một bể nuôi 30 cặp lươn bố mẹ cho lươn sinh sản, thu và ấp trứng.


 

Anh Lê Văn Hoàng ở khu phố Thiết Đính Bắc, phường Bồng Sơn, TX Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) kiểm tra lươn nuôi không bùn trong bể xi măng.
Anh Lê Văn Hoàng ở khu phố Thiết Đính Bắc, phường Bồng Sơn, TX Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) kiểm tra lươn nuôi không bùn trong bể xi măng.



Đến nay mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng, nuôi lươn sinh sản của anh Dương bước đầu đã cho thấy hiệu quả. Vừa rồi anh thu được khoảng 8.000 con lươn giống.

Tháng 11.2020, anh Dương xuất bán 2.000 con lươn giống, cỡ 500 con/kg cho một hộ ở xã Cát Khánh (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), dự tính 6.000 con giống còn lại sẽ nuôi lươn thương phẩm.

Nuôi lươn không bùn trong chuồng heo cũ

Đầu năm 2019, anh Mai Đức Thắng ở KV 2, phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), cải tạo lại chuồng heo bỏ không của gia đình thành 6 bể xi măng, mỗi hồ rộng 4 m2, thả nuôi 2.000 con lươn giống.

Anh Thắng chia sẻ: “Năm 2017, tôi quyết định vào TP Cần Thơ học hỏi kinh nghiệm nuôi lươn không bùn, kỹ thuật nuôi lươn không bùn và chọn mua con giống đưa về nuôi. Họ hướng dẫn nhiệt tình và rất kỹ lưỡng, nên tôi đã thành công ngay từ lứa đầu tiên”.

Mỗi lứa, anh Thắng thả nuôi 2.000 con lươn giống. Thức ăn cho lươn ngoài cám thì anh còn kết hợp trùn quế, cá tạp và ốc bươu xay nhuyễn, sau 8 tháng thả nuôi đạt hơn 250 kg lươn thương phẩm. Thương lái TP Quy Nhơn tìm đến tận nhà mua lươn thịt với giá 160.000 đồng/kg, trừ mọi chi phí, anh Thắng lãi khoảng 30 triệu đồng.

Anh Thắng đã bố trí một bể cho lươn sinh sản, thu và ấp trứng lươn trong thùng xốp. Khoảng 5 ngày, trứng lươn sẽ nở thành lươn bột và ương nuôi lươn bột thành lươn giống. Anh Thắng dự định mở rộng quy mô sản xuất lươn giống thời gian tới.

Sau một thời gian nghiên cứu, đến tháng 5.2020,  anh Hoàng Xuân Trúc ở khu phố Thiện Đức Đông, phường Hoài Hương, TX Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định), xây dựng 5 bể nuôi lươn, mỗi bể rộng 6 m2, đặt mua 3.000 con lươn giống ở tỉnh Vĩnh Long.

Tháng 11.2020, anh Trúc tiếp tục nhập thêm 5.000 con lươn giống về thả nuôi theo phương thức “gối đầu”.

Lươn giống sau 2 tháng thả nuôi thì phân loại theo kích cỡ phù hợp vào từng bể, cách này giúp cho người nuôi lươn không bùn dễ dàng trong khâu chăm sóc, cho ăn và theo dõi sự phát triển của lươn.

 


“Với 3.000 con lươn giống, sau hơn 6 tháng chăm sóc, lươn mau lớn và phát triển đều, trọng lượng bình quân 250 g/con, tỷ lệ sống đạt 80%. Dự tính cuối năm nay, tôi sẽ thu hơn 350 kg lươn thương phẩm, xuất bán ra thị trường trong tỉnh”, anh Trúc chia sẻ.

https://danviet.vn/binh-dinh-nuoi-luon-khong-bun-trong-be-xi-mang-lay-vot-xuc-luon-len-ai-cung-thot-len-sao-to-bu-the-20210218160255299.htm



Theo Nguyễn Đình Phương (Báo Bình Định/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.