Gia Lai: 446 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp bị phạt hơn 1,5 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 28-7, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp giai đoạn 2016-2021 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn 2022-2026.

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Kpă Thuyên phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Lê Nam
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Kpă Thuyên phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Lê Nam

Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hoan-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: Toàn tỉnh có khoảng 1.218 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp (224 cơ sở giống cây trồng, 771 cơ sở buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV); 72 cơ sở thuốc thú y; 151 cơ sở thức ăn chăn nuôi); có 100 cây đầu dòng, 7 vườn cây đầu dòng được cấp giấy chứng nhận; 17 vườn ươm giống cây trồng đạt chuẩn. Để nâng cao nhận thức cho người dân trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp, các cấp, các ngành chuyên môn đã tổ chức được 105 lớp tập huấn với hơn 5.000 lượt người tham gia; in 8.000 tờ rơi về quản lý và đảm bảo an toàn thực phẩm nông-lâm-thủy sản; cấp 430 sổ tay, 200 áp phích và gần 10.000 tờ rơi hướng dẫn phòng-chống bệnh cho đàn vật nuôi; cấp 1.273 giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y; 337 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Giai đoạn 2016-2021, cơ quan chuyên môn các cấp đã thanh tra, kiểm tra 1.668 tổ chức, cá nhân và phát hiện 446 cơ sở vi phạm; xử phạt hơn 1,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, trong công tác quản lý vật tư nông nghiệp hiện nay vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như: Hệ thống văn bản của Trung ương về quản lý sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp còn chưa đồng bộ, còn bất cập, còn kẽ hở cho một số cơ sở sản xuất, kinh doanh lợi dụng, không chấp hành các quy định của pháp luật; trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhất là giống cây trồng là cơ sở nhỏ lẻ, gieo ươm, mua bán theo thời vụ; người dân sử dụng phân bón, thuốc BVTV thường theo thói quen, không tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, không theo nguyên tắc "4 đúng" dẫn đến việc lạm dụng thuốc BVTV làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, môi trường sinh thái; chế tài xử phạt các vi phạm về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp còn nhẹ, chưa đủ răn đe nên tình trạng vi phạm vẫn còn nhiều.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên đánh giá cao sự cố gắng của các cấp, ngành, địa phương trong công tác quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo nguồn vật tư chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Cùng với đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng việc chỉ đạo điều hành của nhiều đơn vị trong quản lý vật tư nông nghiệp chưa được thường xuyên; nhân lực, cơ sở vật chất, trang-thiết bị và kinh phí phục vụ công tác quản lý chưa được quan tâm đúng mức; tình trang vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp vẫn còn diễn ra; công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về vật tư nông nghiệp còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả…

“Thời gian tới, đề nghị các sở, ngành, địa phương tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn quản lý; tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tiếp tục rà soát văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh có liên quan đến quản lý vật tư nông nghiệp để kịp thời để xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp với quy định pháp luật có liên quan và tình hình thực tế của địa phương. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, trách nhiệm cho người kinh doanh và người sử dụng vật tư nông nghiệp. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn quản lý”-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên nhấn mạnh.

 

LÊ NAM

 

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.