Thận trọng trong kiểm chứng và chia sẻ thông tin tình hình dịch Covid-19 đến người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 2-10, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai có Công văn số 1773/STTTT-TTBCXB về việc thực hiện việc đưa thông tin về công tác phòng-chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện những thông tin sai sự thật; đăng tải, chia sẻ các văn bản, thông tin nội bộ xử lý công việc của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp nhưng chưa được phép công khai, còn đang trong quá trình triển khai chưa có kết quả, kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng. Việc này gây nhiễu loạn thông tin, tạo tâm lý hoang mang trong Nhân dân, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng-chống dịch Covid-19 của tỉnh. Trước thực trạng trên, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai đề nghị các cơ quan, đơn vị phối hợp triển khai một số nội dung như sau:
Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 9-2-2017 của Chính phủ “Quy định chi tiết về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước”. Khi thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; đề nghị phải đảm bảo thống nhất, chuẩn xác, đúng thực tế, chủ động định hướng thông tin tích cực, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của người dân với hệ thống chính trị. 
Đa dạng các hình thức tuyên truyền đến người dân nhằm định hướng thông tin dịch Covid-19 chính xác, kịp thời. Ảnh: Mộc Trà
Đa dạng các hình thức tuyên truyền đến người dân nhằm định hướng thông tin dịch Covid-19 chính xác, kịp thời. Ảnh: Mộc Trà
Tổ chức phổ biến, quán triệt công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị về ý thức trách nhiệm của cá nhân trong việc sử dụng mạng xã hội; không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, chưa được xác thực, hoặc những thông tin mang tính chất nội bộ chưa được công khai; tránh gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng-chống dịch của địa phương; có hình thức xử lý kỷ luật phù hợp với tổ chức, cá nhân vi phạm. Chủ động kiểm soát thông tin, nhất là những thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế-xã hội, an ninh trật tự an toàn xã hội tại địa phương, chủ động thông báo đến cơ quan chức năng khi phát hiện các trường hợp đăng thông tin bịa đặt, sai sự thật trên mạng xã hội; nhất là các thông tin liên quan đến công tác phòng-chống dịch Covid-19 để kịp thời xử lý theo quy định. Tăng cường cập nhật thông tin chính thống để tuyên truyền về công tác phòng-chống dịch Covid-19 của tỉnh; đồng thời thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định và chế tài của pháp luật về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng cho toàn thể người dân được biết; tuyên truyền khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng mạng xã hội đăng tải, chia sẻ, lan tỏa những thông tin tích cực trong công tác phòng-chống dịch Covid-19 của tỉnh; chú trọng phát huy hiệu quả của hệ thống loa truyền thanh cơ sở ở khu dân cư theo khung thời gian phù hợp để truyền tải được đến đông đảo người dân về công tác triển khai phòng-chống dịch Covid-19 tại địa phương, chú ý tuyên truyền bằng tiếng Bahnar, Jrai tại những nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. 
Các cơ quan thông tấn, báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh bám sát sự nội dung thông tin chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng-chống dịch Covid-19, Bộ Y tế và của tỉnh về việc phòng-chống dịch Covid-19; phản ánh các chỉ đạo và nỗ lực, quyết tâm của các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Tăng thời lượng, số lượng các tin, bài khuyến cáo, hướng dẫn người dân nhận thức đầy đủ nguy cơ và cách thức phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao ý thức của người dân về việc tuân thủ các khuyến cáo, biện pháp của cơ quan chức năng nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh; không lơ là, chủ quan nhưng không được gây hoang mang, lo lắng trong xã hội. Cập nhật thường xuyên, liên tục, chính xác, đầy đủ trên tất cả các loại hình báo chí diễn biến tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng-chống, ngăn chặn lây lan dịch bệnh từ nguồn chính thức của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng-chống dịch bệnh, của Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh. 
Không sử dụng tiêu đề và nội dung bài có tính nghi vấn, suy đoán, gán ghép, liên hệ thiếu căn cứ, không đúng bản chất sự việc; thận trọng và phải kiểm chứng thông tin từ các cơ quan chức năng trước khi đăng tải; cần chú ý các thông tin mới là “dự kiến”, “kế hoạch” thì cần cân nhắc khi đưa tin, đề phòng trường hợp có tình huống bất ngờ không triển khai thực hiện được, có thể gây hiểu lầm hoặc giảm sự tin tưởng của người dân đối với chính quyền.
KIỀU PHAN 

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.