Mừng tuổi lấy may, lì xì đầu năm hay biến tướng đưa tiền cho nhau?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Anh bạn đã chuẩn bị sẵn bao lì xì cho 2 con của sếp, nhưng đến nơi lại thấy có thêm các cháu ruột của sếp. Phương án "dự phòng" được thực hiện nhưng bọn trẻ khóc lóc, so bì, tỵ nạnh còn cả chủ lẫn khách đều… phát ngượng.
Có lẽ lì xì là cách gọi của người dân miền Nam, còn ở miền Bắc, với người già thì gọi là “Mừng tuổi” - hàm ý cầu chúc sức khỏe, còn với trẻ con thì gọi là “Phát vốn” - hàm ý cầu chúc sau này có lộc có tài, có vốn liếng cho cuộc đời.
Có lẽ Lìxì là cách gọi của người Miền Nam. Ảnh: IT
Có lẽ Lìxì là cách gọi của người Miền Nam. Ảnh: IT
Thường thì chỉ “Mừng tuổi” người già và “Phát vốn” trẻ con - chứ không có chuyện “đưa tiền cho nhau” ở lứa tuổi trưởng thành. Việc mừng tuổi, lì xì thực sự mang ý nghĩa tượng trưng! Thế rồi, cái “dạ dày văn hóa” của người Việt bỗng dưng “hầm bà làng” gọi chung là lì xì.
Không những thế, lì xì biến tướng thành “đưa tiền cho nhau”. Và rồi người ta dùng hẳn “tiếng Anh” cho sang mồm là “lucky money”. Nhưng hãy ngẫm về việc này, cận Tết nhiều người chạy đôn chạy đáo lo đổi tiền mới - thậm chí phải mua tiền mới, làm bao lì xì - hoặc mua bao lì xì.
Rồi phân chia, đóng gói, cái nào bên trái, cái nào bên phải để… đừng nhầm “mệnh giá”. Rất nhiều chuyện dở khóc dở cười. Tôi xin kể một chuyện thôi: anh bạn tôi chuẩn bị sẵn 2 món lì xì để tặng 2 con sếp, nhưng khi đến nơi lại thấy mấy đứa cháu ruột sếp ở đó.
Có nên dẹp bỏ “hủ tục” này hoặc chí ít cũng làm cho nó trở thành nét đẹp văn hóa đúng nghĩa chăng?. Ảnh IT
Có nên dẹp bỏ “hủ tục” này hoặc chí ít cũng làm cho nó trở thành nét đẹp văn hóa đúng nghĩa chăng?. Ảnh IT
Tất nhiên 2 bao lì xì đã chuẩn bị đến đúng địa chỉ; còn mấy đứa cháu được lì xì “dự phòng”. Cơ khổ, 2 con sếp bóc ra thấy 500 nghìn đồng/cháu; còn các cháu “ăn theo” chỉ có 50 nghìn đồng/cháu. Thế là bọn trẻ khóc lóc, so bì, tỵ nạnh khiến cả chủ lẫn khách đều… phát ngượng.
Chưa có thống kê nào về công sức, tiền bạc để “in ấn, phát hành” bao Lìxì - nhưng chắc chắn là không nhỏ. Và với Việt Nam, đó là sự lãng phí, kéo theo nó là biết bao nhiêu sự phiền hà và xấu xí. Có nên dẹp bỏ “hủ tục” này hoặc chí ít cũng làm cho nó trở thành nét đẹp văn hóa đúng nghĩa?
Theo Phạm Anh Xuân (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.