Gia súc thả rông trên đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO) Thời gian qua, mặc dù các cơ quan ban, ngành đoàn thể huyện Krông Pa, Gia Lai đã tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, xử lý, ngăn chặn tình trạng thả rông bò, dê trên các tuyến giao thông đường bộ, nhưng tình trạng này chưa được xử lý nghiêm mà còn có chiều hướng gia tăng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Người bị tai nạn lãnh đủ

Hiện tượng bò, dê lấn chiếm lòng đường không chỉ có ở tuyến đường liên xã mà ngay trên tuyến quốc lộ nơi có mật độ xe cơ giới lớn. Điều này khiến người tham gia giao thông gặp rất nhiều trở ngại. Ông Vũ Công Úc-điểm 10 (xã Uar), cho biết: “Lúc đó khoảng 4 giờ chiều, tôi đang chạy xe máy từ thị trấn Phú túc về xã Uar khi đi ngang qua địa bàn xã Chư Rcăm thì đột nhiên có khoảng 10 con bò đuổi nhau chạy trên đường và húc vào xe, khiến tôi ngã lăn ra đường. Trong khi tôi chưa kịp định thần ngồi dậy thì một chiếc xe tải chạy cùng chiều lao tới, nhưng rất may tài xế đã xử lý kịp, nên bản thân tôi không bị sao hết. Còn ông Nguyễn Thế Huân-người dân xã Ia Rsai, nói: “Nói chung về vấn đề thả rông bò, dê trên đường giao thông là rất nguy hiểm. Tôi cũng đề nghị ngành chức năng có phương án để những người chăn thả gia súc trên quốc lộ 25 này không thả rông nữa để đảm bảo tính mạng cho con người khi tham gia giao thông”.

Nhiều phương tiện tham gia giao thông phải giảm tốc độ để “nhường đường” cho bò. Ảnh: N.S
Nhiều phương tiện tham gia giao thông phải giảm tốc độ để “nhường đường” cho bò. Ảnh: N.S

Trong năm 2017, huyện Krông Pa xảy ra 21 vụ tai nạn giao thông làm chết 14 người, bị thương 24 người. Tính đến tháng 2-2018, huyện Krông Pa đã xảy ra 4 vụ tai nạn giao thông làm chết 2 người chết, 6 người bị thương. Công an huyện ra quyết định xửa phạt 347 trường hợp, số tiền phạt hơn 195 triệu đồng. Điển hình như vụ tai nạn giao thông, vừa qua, trên quốc lộ 25 đoạn qua địa phận buôn Lao (xã Chư Gu). Anh Vũ Viết Duyến (SN 1973, trú tại buôn Nung, xã Chư Gu) điều khiển xe mô tô BKS 78L1-071.47 đi từ hướng xã Chư Gu về xã Chư Rcăm thì tông vào 1 con bò đang đi cùng chiều làm anh ngã xuống đường. Hậu quả, anh Vũ Viết Duyến bị chấn thương vùng đầu, được cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pa, đến 19 giờ cùng ngày thì tử vong.

Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng cũng liên quan đến gia súc, đó là vừa qua tại đoạn đường thuộc buôn Nai (xã Ia Dreh), anh Ksor Dương (SN 1993, trú tại buôn H’Muk, xã Chư Ngọc) điều khiển xe mô tô BKS 81H2-5004 đi hướng xã Ia Dreh về xã Ia Rmok. Khi đến đoạn đường trên thì tông vào một con chó và ngã xuống đường và tử vong.

Trên thực tế những vụ việc này đã trở thành nỗi lo của người tham gia giao thông. Bởi khi xảy ra tai nạn, thiệt thòi vẫn là người đi đường. Nếu bò húc phải người đi đường thì họ phải chịu hậu quả dù là gãy tay, gãy chân. Còn nếu bò bị thương, chết thì như "luật bất thành văn", chủ nhân của chúng lại xuất hiện để bắt đền.

Tăng cường tuyên truyền

Nói về tình trạng thả rông bò, dê trên tuyến đường quốc lộ và biện pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng chăn thả gia súc trên các tuyến đường, ông Ksor Jú-Chủ tịch UBND xã Ia Dreh, cho biết: “Tình trạng chăn thả gia súc trên đường Đông Trường Sơn gây cản trở cho người tham gia giao thông tất nhiên bà con có ý thức nhận thức nhưng không có đường nào lùa bò đi nên bà con cố tình lùa bò đi. Trước tình hình đó xã Ia Dreh đã tăng cường công tác tuyên truyền rõ Luật Giao thông đường bộ quy định đối với chăn thả gia súc gây tai nạn giao thông sẽ bị xử lý. Nói chung kết quả công tác tuyên truyền này có hiệu quả”.

Ảnh: N.S
Ảnh: N.S

Việc xử phạt các trường hợp vi phạm này là không dễ, do đa phần người chăn thả bò, dê không mang theo giấy tờ tùy thân, tiền mặt và nhìn chung điều kiện kinh tế rất khó khăn. Trên thực tế, số lượng các vụ va chạm có liên quan tới gia súc được xử lý theo luật rất hiếm. Bởi thế, người tham gia giao thông trong hoàn cảnh này đều phải tự bảo vệ mình bằng cách chú ý quan sát hơn trước. Thượng tá Phùng Quang Tuấn-Trưởng Công an huyện Krông Pa, cho biết: “Trên địa bàn huyện có 2 tuyến đường chính đi qua là quốc lộ 25 (dài 42km) và đường Đông Trường Sơn (dài 37km), hiện số lượng lớn đàn gia súc thường được người dân chăn thả ra đường nên hay xảy ra tai nạn giao thông do người điều khiển giao thông không chú ý quan sát nên hay tông vào bò, heo, dê. Trước tình hình đó chúng tôi cũng có các biện pháp tuyên truyền nhắc nhở các gia đình có gia súc khi chăn nuôi không thả ra đường quốc lộ mặc dù cũng chưa thể cấm hết nhưng cũng hạn chế phần nào. Tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, ban ngành họp bàn, tìm phương án khả thi hơn trong việc xử lý tình trạng nuôi bò, dê thả rông trên địa bàn, bảo đảm an toàn giao thông tốt hơn”.

Tình trạng gia súc thả rông không được kiểm soát sẽ rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Hy vọng trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần sớm thực hiện quyết liệt các giải pháp, đặc biệt là xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người chăn thả gia súc đối với vấn đề an toàn giao thông, góp phần mang tới sự bình yên cho mỗi người dân khi tham gia giao thông.

Ngọc Sang

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).