Sai phạm trong thi công kênh mương ở xã Ia Peng: Không khởi tố vụ án

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Quản lý kinh tế và Chức vụ (PC46) Công an tỉnh vừa có thông báo gửi UBND huyện Phú Thiện về những sai phạm liên quan đến việc thi công kênh mương tại xã Ia Peng. Theo đó, công trình kiên cố hóa kênh mương năm 2013, 2014 tại địa bàn xã này được xây dựng từ nguồn vốn Nhà nước và nhân dân đóng góp, do ông Nguyễn Thanh Cường-Chủ tịch UBND xã Ia Peng làm đại diện chủ đầu tư.

Theo thiết kế, công trình có chiều dài 1.900 mét, giá trị 2,208.542 tỷ đồng gồm 1,025.612 tỷ đồng của năm 2013 và 1,182.930 đồng của năm 2014. Công trình được ký 2 hợp đồng thi công năm 2013 với Doanh nghiệp tư nhân Tín Phát và năm 2014 với Hợp tác xã Sản xuất Kinh doanh Dịch vụ tổng hợp xã Ia Piar nhưng thực tế giao cho ông Nguyễn Văn Phúc (SN 1964, trú tại TP. Pleiku) thi công. Công trình trên đã làm thủ tục thanh toán 2,208.542 tỷ đồng.

 

Kênh mương thi công có đoạn không đúng hồ sơ thiết kế. Ảnh: L.V.N
Kênh mương thi công có đoạn không đúng hồ sơ thiết kế. Ảnh: L.V.N

Ngày 15-1-2016, UBND huyện Phú Thiện có quyết định về việc thanh tra đột xuất hoạt động của UBND xã Ia Peng và kết luận việc thi công công trình này gây thiệt hại ngân sách 973,824.863 triệu đồng. Ngày 9-5-2016, UBND huyện Phú Thiện chuyển hồ sơ đến Công an huyện để điều tra, xử lý ông Nguyễn Thanh Cường về hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Hồ sơ sau đó được chuyển đến Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh.

Theo Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh, qua khám nghiệm hiện trường phát hiện có đoạn thi công dưới đáy không đủ độ dày là 30 cm so với nghiệm thu, thanh toán. Tuy công trình này đã quyết toán số tiền 2,208.542 tỷ đồng nhưng đến nay chủ đầu tư (UBND xã Ia Peng) mới trả cho ông Nguyễn Văn Phúc số tiền 1,257.965 tỷ đồng còn nợ 950,577 triệu đồng là phần vốn do nhân dân đóng góp, trả dần theo thời hạn đến năm 2021 và đã được ông Phúc và UBND xã thỏa thuận từ khi ký hợp đồng.  

Qua trưng cầu giám định, cơ quan chức năng kết luận giá trị công trình thi công thực tế năm 2013 là 576,213.649 triệu đồng và năm 2014 là 641,192.078 triệu đồng. Khoản tiền do UBND xã Ia Peng đã thanh toán cho ông Nguyễn Văn Phúc với kết quả giám định giá trị công trình thực tế là tương đương nhau. Như vậy, giá trị đã thi công là hơn 1,2 tỷ đồng chứ không phải là 27,6 triệu đồng như kết luận của Thanh tra huyện.

Cơ quan Điều tra cũng xác định, để xảy ra sai phạm khi thi công không đúng thiết kế có phần trách nhiệm của ông Nguyễn Thanh Cường khi không trực tiếp đi kiểm tra mà giao cho cấp dưới là ông Đỗ Hồng Sơn, khi đó là Phó Chủ tịch UBND xã giám sát lồng ghép trong công việc chung. Ông Cường tin tưởng cấp dưới nên ký biên bản nghiệm thu công trình năm 2013 mà thiếu kiểm tra. Chứng từ thanh toán hơn 543 triệu đồng nhưng kết quả giám định công trình thi công hơn 576 triệu đồng nên không cấu thành tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông Đỗ Hồng Sơn khi làm Chủ tịch UBND xã Ia Peng biết kênh mương không đảm bảo thiết kế nhưng không chỉ đạo xử lý triệt để.

Cơ quan Điều tra cũng khẳng định ông Phúc đã khoán lại cho người khác thi công mà thiếu giám sát, dẫn đến thi công không đúng khối lượng và chất lượng theo hồ sơ thiết kế. Tuy vậy số tiền đã thanh toán cho ông Phúc tương đương giá trị thực tế công trình đã thi công. Hiện công trình vẫn phục vụ tưới bình thường. Thiệt hại thành tiền của việc thi công không đúng với thiết kế chưa xảy ra đối với phần vốn của Nhà nước và nhân dân đóng góp nên không cấu thành tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”. Vừa qua, ông Phúc đã có đơn gửi UBND huyện Phú Thiện đề nghị tự bỏ tiền cá nhân để sửa chữa, khắc phục phần thi công không đúng thiết kế.

Cơ quan Điều tra cũng đề nghị UBND huyện Phú Thiện xử phạt hành chính với ông Nguyễn Thanh Cường, ông Nguyễn Văn Phúc vì vi phạm trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình… Đồng thời đề nghị UBND huyện Phú Thiện tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan.

Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.