Nuôi heo trên đệm lót sinh học cho hiệu quả cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Chăn nuôi heo thịt sử dụng thức ăn ủ men vi sinh và đệm lót sinh học”-mô hình mới do Trạm Khuyến nông huyện Chư Sê triển khai, sau 3 tháng đã mang lại hiệu quả cao, giúp các hộ tham gia thay đổi tập quán chăn nuôi và tăng thu nhập.

Vừa xuất chuồng lứa heo đầu tiên được nuôi bằng đệm lót sinh học và sử dụng thức ăn ủ men vi sinh, bà Hồ Thị Sen (thôn 3, xã Ia Hlốp) phấn khởi: “Phương pháp nuôi này vừa đỡ chi phí lợi nhuận lại cao hơn so với cách nuôi heo truyền thống. Nếu lúc trước, mỗi con heo xuất chuồng, gia đình chỉ lãi khoảng 600.000 đồng thì hiện tại xấp xỉ 1 triệu đồng”. Trước đây, mỗi lứa heo, gia đình bà Sen cũng chỉ nuôi chừng 10 con. Mặc dù gia đình bà cũng muốn mở rộng diện tích chuồng trại để tăng đàn heo nhưng nuôi nhiều lại sợ ảnh hưởng đến môi trường sống của những người xung quanh. Tuy nhiên, sau khi thử nghiệm mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học, gia đình bà đã quyết định sẽ mở rộng quy mô. Nói về mô hình nuôi heo mới, bà Sen chia sẻ “Nuôi heo trên đệm lót sinh học không mất nhiều thời gian dọn, rửa chuồng trại, vì yêu cầu chuồng luôn phải khô thoáng nên mỗi ngày chỉ cần quét. Heo cũng không cần tắm, khi nào khát nước hoặc quá nóng, chúng sẽ tự đi về phía cuối chuồng, ở đó có sẵn vòi nước tự động. Riêng thức ăn, thay vì phải nấu chín như lúc trước, giờ chỉ cần cám gạo, cám bắp ủ với men vi sinh là có thể cho heo ăn được”.

 

Ông Lê Văn Năm bên mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học. Ảnh: A.H
Ông Lê Văn Năm bên mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học. Ảnh: A.H

Đăng ký tham gia mô hình muộn hơn so với hộ bà Hồ Thị Sen nên khoảng 1 tháng nữa, 10 con heo nhà ông Lê Văn Năm (cùng thôn) mới cho xuất chuồng. Mặc dù, chưa tính được lợi nhuận cụ thể từ phương pháp nuôi mới, song chỉ với những ưu điểm không mùi hôi, giảm chi phí lao động, tăng thêm nguồn phân bón cho cây trồng… ông Năm đã quyết định mua heo giống về nuôi thêm một chuồng ngay bên cạnh cũng bằng đệm lót sinh học. Từ những kiến thức đã được tập huấn, ông Năm tự mua trấu, mùn cưa, men… về trộn theo tỷ lệ và phủ kín toàn bộ bề mặt bằng bạt để đệm lót lên men. Khi quá trình lên men kết thúc, bỏ bạt phủ, gia đình ông chờ thêm thời gian để đệm lót được thông khí, sau đó mới thả heo giống. “Lúc trước, cứ đến mùa mưa, dù đã che đậy rất kỹ thì mùi hôi từ hệ thống chuồng trại vẫn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Từ khi áp dụng phương pháp nuôi mới, mùi hôi hoàn toàn biến mất”-ông Năm cho hay.

Mô hình “Chăn nuôi heo thịt sử dụng thức ăn ủ men vi sinh và đệm lót sinh học” được Trạm Khuyến nông huyện Chư Sê triển khai tại 8 hộ dân ở các xã: Ia Hlốp, Ia Blang và thị trấn Chư Sê theo hình thức vốn đối ứng trong dân và nguồn vốn sự nghiệp khoa học. Ông Nguyễn Hữu Tỵ-Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện cho biết: Đối với mỗi hộ tham gia mô hình, Trạm tiến hành tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ 50% thức ăn chăn nuôi, 100% các loại men để ủ thức ăn, men làm đệm lót… Trong quá trình thực hiện, Trạm thường xuyên cử cán bộ xuống kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn thực hiện ngay tại chuồng trại. “Sau khi nghiệm thu tại một số chuồng trại đã có heo xuất chuồng, đàn heo tăng cân nhanh, không bị dịch bệnh, chi phí chăn nuôi giảm vì thế lợi nhuận chăn nuôi cao hơn so với chăn nuôi kiểu truyền thống. Hơn thế, mô hình đã giúp nông dân giảm chi phí lao động và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường”-ông Nguyễn Hữu Tỵ khẳng định.

Anh Huy

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).