Một kiểu xâm lấn đất rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian gần đây, Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) Chư A Thai, không khỏi lo lắng trước tình trạng người dân có diện tích đất nương rẫy cũ canh tác gần rừng dùng thuốc diệt cỏ phun chết cây rừng. Sau đó cơi nới biến thành của riêng mình.

Tình trạng này dù chủ rừng đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn nhưng vẫn thường xuyên tái diễn vào mỗi mùa mưa khiến công tác quản lý bảo vệ rừng của đơn vị gặp không ít khó khăn.

Đứng chân trên địa bàn huyện Phú Thiện, BQLRPH Chư A Thai có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ gần 18.000 ha rừng phòng hộ ở 18 tiểu khu nằm rải rác khắp các xã, thị trấn.

 

Ảnh: Lê Quốc Thành
Ảnh: Lê Quốc Thành

Những năm qua, công tác quản lý bảo vệ rừng được các lực lượng chức năng của huyện, BQLRPH và các xã có lâm phần thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đến người dân. Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm các chỉ thị, công văn chỉ đạo của cấp trên, nhằm hạn chế tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng gây thiệt hại đến tài nguyên rừng.

Tuy nhiên, thời gian gần đây 18 tiểu khu của BQLRPH Chư A Thai đã xuất hiện tình trạng người dân lợi dụng trời mưa, dùng thuốc cỏ phun vào diện tích rừng giáp ranh. Sau thời gian chờ cây chết, họ đốt và phát diện tích này để mở rộng diện tích nương rẫy của mình. Khi lực lượng chức năng kiểm tra thì mới phát hiện đất rừng đã bị xâm lấn. Hành vi này rất khó phát hiện và bắt quả tang các đối tượng xâm lấn đất rừng, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng.

Ban Quản lý Rừng phòng hộ Chư A Thai đã kiên quyết xử lý các trường hợp xâm lấn đất rừng trái phép. Mới đây đơn vị lập biên bản buộc 2 hộ gia đình có nương rẫy cũ trong khu vực giáp ranh với rừng ký cam kết không được xâm lấn đất rừng. Phối hợp với Hạt Kiểm lâm và Công an huyện kiểm tra thu giữ một số bình phun thuốc diệt cỏ và máy cưa xăng.  

Thống kê của BQLRPH Chư A Thai, trong tổng số 18 tiểu khu của đơn vị quản lý, hầu hết đều có đất canh tác nương rẫy và đất nông nghiệp của người dân nằm xen kẽ với rừng. Hiện tại có khoảng 700 hộ sống ở những khu vực này. Họ làm nhà rẫy và sinh sống trên đất sản xuất của mình nên rất khó kiểm soát.

Ông Phan Văn Vinh-Phó Trưởng ban phụ trách BQLRPH Chư A Thai tâm sự: “Hiện nay, công tác quản lý bảo vệ rừng của đơn vị gặp không ít khó khăn, bất cập như: đơn vị hành chính sự nghiệp nhưng với chức năng và nhiệm vụ gần như làm không có ngày nghỉ. Đặc biệt, cứ vào mùa mưa người dân địa phương dùng bình bơm thuốc xịt thuốc cỏ để lấn chiếm đất rừng, rất khó bắt quả tang và khó bắt giữ người dân xâm hại rừng trái phép.

Phần lớn trong số này là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Nếu phát hiện thường lợi dụng chính sách dân tộc để gây khó hoặc cản trở chống đối lực lượng thi hành nhiệm vụ bảo vệ rừng.

Bên cạnh đó, chế tài xử lý những đối tượng này về hành chính cũng như hình sự có tính thực thi không cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến răn đe, giáo dục với người dân địa phương. Phần lớn các tiểu khu quản lý của đơn vị có nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số cư trú sản xuất nông nghiệp từ lâu. Nhiều hộ thiếu đất sản xuất, gỗ làm nhà, các nương rẫy cũ nay nới rộng thêm…”.


Trước những hành vi xâm lấn đất rừng bằng nhiều hình thức khác nhau, BQLRPH Chư A Thai đã có nhiều giải pháp để nhằm hạn chế như: đang triển khai công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng chi trả dịch vụ môi trường. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân. Thường xuyên kiểm tra các lâm phần để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.