TP Pleiku: Đường thi công chậm, môi trường bị ô nhiễm nặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dự án cải tạo, nâng cấp đường Nguyễn Chí Thanh, đoạn giáp với đường Trường Chinh thuộc quốc lộ 14 đã được triển khai thực hiện từ tháng 10-2008 do UBND TP. Pleiku làm chủ đầu tư. Thế nhưng đã hơn một năm trôi qua đoạn đường chỉ khoảng 150 mét này do Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Nhi thi công chậm làm cho hơn 30 hộ dân ven hai bên đường sống trong cảnh ô nhiễm, bụi và tiếng ồn…

Đường Nguyễn Chí Thanh (TP. Pleiku) thi công chậm ảnh hưởng đến đời sống người dân. Ảnh: N.L
Đường Nguyễn Chí Thanh (TP. Pleiku) thi công chậm ảnh hưởng đến đời sống người dân. Ảnh: N.L

Hầu hết người dân đều cho rằng đoạn đường Nguyễn Chí Thanh thi công chậm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của họ. Ông Trương Văn Nam- Bí thư chi bộ 4, phường Chi Lăng cho biết: Đoạn đường này trước đây là đường nhựa đã bị hư hỏng, nhiều ổ gà, ổ voi nên đi lại rất khó khăn. Khi được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng lại con đường bà con rất phấn khởi nhưng thi công quá lâu nên vào mùa nắng nóng bụi bay mù mịt, chưa kể mỗi khi xe tải có tải trọng lớn đi qua thì không thể thở được vì bụi.

Gia đình ông Nguyễn Kiếm- tổ 4, phường Chi Lăng cũng cùng chung bức xúc: Mặc dù cả ngày cửa đóng then cài nhưng chiều nào gia đình ông cũng phải lau chùi nhà cửa vì cứ vào cuối ngày thì đồ đạc trong nhà phủ một lớp bụi dày. Thời tiết nắng nóng mà hơn 30 hộ dân phải gồng mình sống trong cảnh “ăn chung, ngủ chung” với bụi và cả tiếng ồn. Thực trạng này kéo dài hơn một năm nay.   

Hiện nay do các loại xe có trọng tải lớn không được lưu thông vào thành phố nên đường Nguyễn Chí Thanh đang chịu quá tải; hàng ngày trên đoạn đường này có hàng trăm xe trọng tải lớn, nhỏ đi qua. Chúng tôi có mặt ở đây vào thời điểm khi người dân cần nghỉ ngơi nhưng chưa đầy 20 phút mà đã có hàng chục xe vận chuyển hàng hóa, đất đá qua lại liên tục, nhiều xe có trọng tải lớn đi qua, người dân sống trong ô nhiễm.

Người dân mong muốn đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ hoàn thành con đường càng sớm càng tốt.

Linh Hằng


Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).