Một không gian thơ trữ tình, giàu cảm xúc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau cơn mưa đột ngột buổi chiều, trời Pleiku tối 5-8 trong lạ. Gió cũng chợt trở nên dịu dàng, nồng ấm và như khiến xui nhiều hơn những bước chân ra phố, trong tình thân và lao xao tiếng cười.

Ngay giữa trung tâm Pleiku, trong khán phòng nhỏ xinh, ấm áp của Sê San coffee, nhà thơ Hoàng Thanh Hương-Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai đã tổ chức ra mắt tập thơ thứ 3 và cũng là đầu sách thứ 4 của chị-tập Mùa gió hát. Đông đảo người thân, bạn bè và những độc giả yêu mến thơ Hoàng Thanh Hương đã tới chung vui cùng chị. Sau cuộc ra mắt tập thơ Vòm trời khác của nhà thơ Văn Công Hùng đây là lần thứ hai Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai bảo trợ để chính những người cầm bút đứng ra tổ chức giới thiệu tác phẩm của mình đến với công chúng.

 

Đông đảo bạn bè đến chúc mừng Hoàng Thanh Hương. Ảnh: Bích Hà
Đông đảo bạn bè đến chúc mừng Hoàng Thanh Hương. Ảnh: Bích Hà

Có mặt trong đêm ra mắt tập thơ Mùa gió hát của Hoàng Thanh Hương, chúng tôi gặp nhiều hơn những gương mặt thân quen-những người đã thành danh trong nghiệp văn, từ bậc đàn anh như Văn Công Hùng, Phạm Đức Long, Chử Anh Đào đến những tác giả trẻ mà tiếng thơ của họ đang ngày được khẳng định, có chỗ đứng trong lòng công chúng như miêndi, Lê Vi Thủy, Ngô Thị Thanh Vân,… Tất cả về đây trong hân hoan tiếng cười, lắng nghe thơ và chia sẻ niềm vui với nữ tác giả Hoàng Thanh Hương.

Vượt hơn 100 cây số trong mưa gió kéo dài từ Kbang đến Pleiku, nhà thơ Chu Giang Phong hỉ hả: “Thân với Hương từ lâu, mến thơ Hương ngay từ lần đầu đọc, tôi thật vui khi thấy thơ Hương ngày càng chín, đằm thắm, giàu nữ tính và đang tạo được một giọng điệu riêng. Việc Hương tổ chức ra mắt tập thơ lần này thu hút được sự quan tâm của đông đảo độc giả cho thấy thơ Hương nói riêng, thơ của những người cầm bút Gia Lai nói chung đang ngày một đến gần hơn với công chúng yêu văn học nghệ thuật”.

Trao đổi với nhà văn Thu Loan- Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai, chị cho biết: Hoàng Thanh Hương đang là một trong những cây viết sung sức, được đánh giá cao trong đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà. Chị đã có cho mình một lối đi riêng trong thơ đồng thời cũng chọn được cách tiếp cận đầy năng động để thơ của mình đến gần hơn với công chúng”.

Là những sáng tác mới nhất gồm 30 bài thơ, Mùa gió hát đem đến cho bạn đọc một cách nhìn đằm thắm, trong trẻo, đong đầy sự bâng khuâng, tha thiết của tác giả về tình yêu cuộc sống, đặc biệt là những nét sinh hoạt riêng có và tâm tư của cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên-nơi Hoàng Thanh Hương đang sinh sống và làm việc; là những cảm nhận về những vùng đất chị đã đi qua, những con người chị từng gặp, những số phận buồn/vui đời người gắn mình với rừng với buôn làng bao năm bao đời, là những trăn trở day dứt về những nét văn hóa bản địa đang ngày một mất dần trước cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa tới các làng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên hôm nay.

Bên cạnh đó, Mùa gió hát cũng chất đầy những cảm nhận nữ tính của cá nhân Hương về cuộc sống và nơi mình cùng người thân đã gắn bó hơn 20 năm, đôi khi là cả những khát khao hiện sinh quyết liệt của một bản năng tính nữ muốn mạnh mẽ khẳng định giá trị bản thân trong đời sống xã hội hiện đại @ với những ước mơ trong sáng, cháy bỏng, mãnh liệt.

Tại buổi ra mắt tập thơ, cùng với việc nghe thơ, thưởng thức những bài thơ của Hương được phổ nhạc, trong không gian sâu lắng tình thân, những người yêu mến thơ Hương còn được nghe chị chia sẻ những câu chuyện vui về chuyện đời, chuyện nghề; đặc biệt là những tâm sự rất chân thành về thơ ca nói chung trong dòng chảy của đời sống hiện đại.

Chia sẻ với P.V, Hoàng Thanh Hương bày tỏ: “Vẫn biết việc xuất bản và phát hành thơ trong giai đoạn này là vô cùng khó khăn song tôi vẫn quyết tâm thực hiện ra sách và chủ động liên hệ giới thiệu phát hành đến công chúng bằng nhiều hình thức, trong đó có hình thức là buổi ra mắt tập thơ tại Sê San coffee đêm 5-8 này”.

Thái Bình

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...