Khám phá mới về cái chết của nữ văn hào Jane Austen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Kết quả nghiên cứu kính đeo mắt của nhà văn Jane Austen cho thấy bà hầu như bị mù trước khi chết, bổ sung thêm chứng cứ cho giả thuyết nhiều khả năng nữ sĩ bị độc chết.
 

Nữ văn hào tài hoa nhưng bạc mệnh dưới nét vẽ của người chị Cassandra.
Nữ văn hào tài hoa nhưng bạc mệnh dưới nét vẽ của người chị Cassandra.

Vào ngày 18-7-1817, nữ văn hào nổi tiếng của Anh Jane Austen qua đời khi mới 41 tuổi. Hầu hết chi tiết trong báo cáo y khoa theo dõi tình trạng sức khỏe của nữ sĩ Austen đều khá mù mờ, và cái chết của bà vẫn là bí ẩn đến ngày nay. Suốt hai thế kỷ sau đó, giới sử gia đã mổ xẻ hết sức tỉ mỉ các chứng cứ ít ỏi còn sót lại. Trong những lá thư vào cuối đời, nữ văn hào than phiền về tâm trạng dễ cáu kỉnh, mụn xuất hiện trên mặt và sốt. Dựa trên những manh mối này, các chuyên gia về Austen đưa ra một số “hung thủ” tiềm năng, bao gồm ung thư bao tử, U lymphô hodgkin (một trong hai loại phổ biến của bệnh ung thư hệ bạch huyết), hoặc chứng rối loạn adrenal được biết với tên bệnh Addison.

Manh mối mới từ kính

Mới đây, báo cáo đăng tải trên website British Library của Anh đưa ra một giả thuyết có tính bi kịch hơn: Liệu thuốc độc, chứ không phải ung thư hoặc bệnh tật, là nguyên nhân dẫn đến sự qua đời đáng tiếc của tác giả tiểu thuyết nổi tiếng Kiêu hãnh và định kiến? Nếu như vậy, phải chăng cái chết của nữ sĩ Austen có liên quan đến âm mưu sát hại vào thời đó? British Library đoán rằng chất độc, cụ thể là thạch tín, nhiều khả năng bị rò rỉ vào nguồn nước sinh hoạt, hoặc hòa lẫn trong thuốc kê đơn, góp phần dẫn đến thảm kịch của nữ văn sĩ tài hoa. Giả thuyết mới đang trở thành đề tài tranh luận kể từ khi xuất hiện trên website của British Library vào giữa tuần trước, thậm chí còn cho rằng chứng đục nhân mắt của bà khi còn sống là do thạch tín gây nên.

Theo tờ The Washington Post, nền tảng lập luận của báo cáo trên British Library là dựa vào các cặp mắt kính của nữ sĩ để lại đến ngày nay. Vào năm 1999, cháu gái nhiều đời của bà Austen là Joan Austen-Leigh đã tặng chiếc bàn được người bà sử dụng mấy trăm năm trước. British Library tìm được 3 cặp kính trong hộc bàn, với hai gọng đồi mồi và một gọng kim loại. Tuy nhiên, chỉ sau khi quyết định đi kiểm tra kính gần đây, họ phát hiện các tròng kính đều lồi, cho thấy người đeo bị chứng viễn thị nặng. Nếu dựa trên bằng chứng này, càng về cuối đời, thị lực của nữ văn hào càng bị giảm trầm trọng. “Liệu bà dần dần phải cần đến kính tăng độ mạnh hơn bởi vì gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe?”, theo Sandra Tuppen, nhà phụ trách viện bảo tàng của Anh. “Sự thay đổi về độ của tròng kính có lẽ đã cung cấp thêm chứng cứ xác đáng cho giả thuyết rằng bà Austen bị trúng độc thạch tín”, theo chuyên gia Tuppen.

Trên đây không phải là chứng cứ duy nhất ủng hộ giả thuyết trên. Bà Austen từng than phiền về tình trạng da đổi màu (“đen và trắng và mọi màu sắc bất thường khác”, bà từng viết, vốn có thể là triệu chứng tích tụ dần thạch tín trong cơ thể. Vào năm 2011, tờ The Guardian dẫn lời tiểu thuyết gia về đề tài tội phạm Lindsay Ashford cũng cho rằng nhiều khả năng bà bị cho uống thuốc có chứa hàm lượng chưa rõ thạch tín. Và nghi vấn này hoàn toàn có cơ sở. Vào thời hoàng kim của thời nữ hoàng Victoria, thạch tín có mặt khắp mọi nơi ở Anh, xuất hiện trong thuốc men. Giấy dán tường và váy áo màu xanh lá đều chứa chất độc này, theo tạp chí Distillations của Quỹ di sản hóa học, cũng như bia, rượu vang, kẹo, giấy gói, đồ chơi sơn phết, thuốc trừ sâu, quần áo, thú nhồi bông, đồ trang trí trên nón, than đá và nến… Vào năm 1858, một người bán kẹo có biệt danh “Humbug Billy” đã lỡ tay giết chết 25 người và làm ngộ độc hơn 100 người khác khi tưởng nhầm thạch tín là đường nên cho thẳng vào mẻ kẹo đang làm.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.