Bình Định chi hơn 80 tỉ làm bức phù điêu "độc nhất vô nhị"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bức phù điêu “độc nhất vô nhị” ở Bình Định sẽ có tổng mức đầu tư hơn 80 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2020-2022.
Ngày 13.9, UBND tỉnh Bình Định cho biết, dự kiến tổng mức đầu tư công trình phù điêu tạc vào vách núi chủ đề “Lạc Long Quân - Âu Cơ” tại đường Võ Nguyên Giáp (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) sẽ hơn 86 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2020-2022.
Phối cảnh “Lạc Long Quân - Âu Cơ và cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc”. Ảnh: Sở VH-TT Bình Định
Phối cảnh “Lạc Long Quân - Âu Cơ và cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc”. Ảnh: Sở VH-TT Bình Định
Trong đó, nguồn ngân sách do tỉnh quản lý để triển khai phần hạ tầng cắt bạt núi, di dời và hạ ngầm đường điện… sẽ hơn 34 tỉ. Kêu gọi tài trợ xã hội hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác để triển khai phần mỹ thuật phù điêu tạc vào vách núi là hơn 51 tỉ.
Bức phù điêu được khắc họa 3 lớp nhân vật. Lớp thứ nhất nằm chính giữa, chiếm 1/2 chiều cao của bức phù điêu là hình tượng cha Rồng - mẹ Tiên, cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ khoác áo choàng, đầu đội mũ lông chim.
Sau lưng, dưới chân là những lớp mây gợi lại huyền sử lung linh về dòng dõi Rồng Tiên của cư dân Lạc Việt.
Công trình sẽ có tổng mức đầu tư hơn 80 tỉ đồng.
Công trình sẽ có tổng mức đầu tư hơn 80 tỉ đồng.
  
Lớp thứ 2, hai bên cha Rồng, mẹ Tiên thể hiện 18 nhân vật nam, tượng trưng cho 18 đời Hùng Vương. Các vua Hùng với dáng đứng uy nghi, hai tay chắp ngang ngực, cung kính lắng nghe lời căn dặn của cha mẹ.
Lớp thứ 3, thể hiện các nhân vật, đại diện cho 54 dân tộc Việt Nam. Mỗi dân tộc khắc họa 1 người nam, một người nữ cùng với trang phục truyền thống đặc trưng của mỗi dân tộc, nắm chặt tay nhau thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Đơn vị tư vấn sẽ thiết kế công trình phù điêu cách ranh giới quy hoạch nút giao thông ngã 5 Đống Đa là 6m. Từ ranh giới chân núi cắt bạt theo hình cánh cung, vị trí sâu nhất là 25m, vị trí gần nhất là 10-20m.
Phía trên đỉnh, dọc theo mô hình phù điêu và đồi núi, xây dựng mương thu nước không cho nước chảy về phía mặt phù điêu. Tổng chiều dài hình cong phù điêu 80m, vị trí cao nhất của phù điêu là 36m.
Ông Nguyễn Quang Trung - Chánh Văn phòng Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định, cho biết, đây sẽ là bức phù điêu độc đáo của Việt Nam. Độc đáo về vị trí, chất liệu, cách thể hiện tác phẩm. Bức phù điêu được thể hiện bằng chất liệu đá tự nhiên, quy mô lẫn hình thức hoành tráng, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
NGUYỄN TRI (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).