Tiễn biệt Giáo sư Phan Đăng Nhật - nhà nghiên cứu hàng đầu về sử thi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 24/6, giới nghiên cứu văn hóa, bạn bè và gia đình đã tiễn biệt Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Phan Đăng Nhật - nhà nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam về sử thi.



Ngày 24/6, giới nghiên cứu văn hóa, bạn bè và gia đình đã tiễn biệt Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Phan Đăng Nhật - nhà nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam về sử thi.

Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Phan Đăng Nhật (1931-2020) là cháu ruột của nhà cách mạng Phan Đăng Lưu, quê xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng.

Ông từng là giáo viên cấp 2 ở Nghệ Tĩnh vào thập niên 1950, giáo viên cấp 3 và cán bộ nghiên cứu ở Sở Giáo dục Tây Bắc vào thập niên 1970.

Ông là một trong những thành viên đầu tiên của Ban Văn hóa dân gian và nhiều năm là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian (nay là Viện Nghiên cứu Văn hóa, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa dân gian (nay là Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam).

Vào cuối thập niên 1990, sau khi nghỉ hưu, ông thành lập và là Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Văn hóa và Kỹ thuật Truyền thống thuộc Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

Với những đóng góp quan trọng cho nghiên cứu khoa học, Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Phan Đăng Nhật đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huân chương lao động hạng Ba; Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2005 cho cụm công trình Sử thi Êđê và Vùng sử thi Tây Nguyên.

Giáo sư Phan Đăng Nhật đến với ngành nghiên cứu văn hóa dân gian có phần muộn màng hơn so với nhiều tác giả khác nhưng ông rất tích cực và nghiêm túc trong nghề. Ông đã công bố 6 cuốn sách in riêng và 120 bài viết in trên các báo và tạp chí.

Giáo sư Phan Đăng Nhật là một trong những chuyên gia hiếm hoi ở Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số, được giới nghiên cứu văn hóa tôn vinh là nhà nghiên cứu hàng đầu về sử thi. Ông có đóng góp quan trọng trong hướng nghiên cứu về sử thi các dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Ông đã dày công nghiên cứu về sử thi Mường, huyền thoại Mường và rồi đọng lại ở sử thi các dân tộc thiểu số Tây Nguyên với luận án Tiến sỹ Những đặc điểm cơ bản sử thi-khan ở Việt Nam (bảo vệ ở Bungari năm 1989) và cuốn sách Sử thi Êđê (1991).

Với hai công trình này, lần đầu tiên ông đã giới thiệu được toàn diện và có sức thuyết phục về sử thi Êđê ở Việt Nam, được các nhà khoa học trong nước và các nhà khoa học ở một nước Đông Âu có truyền thống nghiên cứu folklore thừa nhận.

Giáo sư Phan Đăng Nhật còn mở rộng hướng nghiên cứu đến nhiều lĩnh vực khác như Nghiên cứu về Luật tục dân tộc Gia Lai, Chăm, Raglai...

Công trình đồ sộ Kho tàng ca dao người Việt mà ông là đồng soạn giả đã trở thành bộ sách công cụ có giá trị và là dấu mốc quan trọng không thể không nhắc đến trong lịch sử sưu tầm và biên soạn ca dao người Việt.

Ngoài ra, các chủ đề nghiên cứu về lễ hội dân gian, sinh hoạt văn hóa dân gian, phương pháp nghiên cứu văn học dân gian đều được ông quan tâm và công bố những bài viết có giá trị.

 

Theo Minh Nguyệt (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…