Ra mắt tập thơ chữ Hán theo lối xưa của người nay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sách Cổ vận tân phong (ảnh) được ra mắt sáng 4.4 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) là tập thơ chữ Hán theo lối xưa của những tác giả hiện nay.

 Ảnh: Ngữ Yên
Ảnh: Ngữ Yên


Nhà thư pháp Xuân Như, chủ nhiệm dự án, cho biết: “Cổ vận là vận điệu xưa viết bằng thứ ngôn ngữ đã lãng quên, tân phong là dưới lớp vỏ của thơ từ cũ nhưng được viết bằng con người hôm nay, đưa vào đó không khí, hơi thở của đời sống đương đại hoặc của vấn đề xung quanh”.

Cổ vận tân phong dày gần 400 trang, do NXB Hội Nhà văn VN và Trithuctrebook thực hiện, gồm 160 sáng tác ở các thể loại thơ, từ, phú, hát nói của 12 tác giả Trần Phi Anh, Phạm Văn Ánh, Lê Phương Duy, Nguyễn Quang Duy, Nguyễn Thụy Đan, Châu Hải Đường, Đinh Thanh Hiếu, Lê Huy Hoàng, Nguyễn Trung Hoàng Long, Đoàn Vĩnh Thắng, Xuân Như và Lê Quốc Việt.

Cũng theo ông Xuân Như, ý tưởng về Cổ vận tân phong ra đời cách đây 2 năm với mong muốn dùng thể thơ xưa để thể hiện suy nghĩ mới, cảm xúc mới với đời sống hiện nay. Chính vì thế, tập thơ có những đề tài rất mới, rất thời sự như về dịch Covid-19.

Nhóm Cổ vận tân phong cho rằng hiện tại số lượng người tìm hiểu về truyền thống, cổ phong ngày càng tăng. Chính vì thế, trong tương lai sẽ có nhiều tác giả khác, tập thơ khác cũng sáng tác theo cách thức dùng lối xưa kể câu chuyện nay. Nhóm nhìn nhận đây là một cách để tạo gạch nối giữa quá khứ và hiện tại khi tính tới nay, đã gần 100 năm không có tập thơ văn chữ Hán nào của tác giả VN ra đời. Sắp tới, Cổ vận tân phong sẽ có tập tiếp theo, tập trung vào thể tản văn và biền văn.

Theo Trinh Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…