Công bố tác phẩm đoạt giải đặc biệt Giải báo chí Quốc gia năm 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong số 150 tác phẩm vào chung khảo, tác phẩm Việt Nam – Thời đại Hồ Chí Minh, Biên niên sử truyền hình đã được Hội đồng Giải báo chí Quốc gia chấm giải đặc biệt.

 Ông Hồ Quang Lợi thông tin tại buổi họp báo. Ảnh: P.Đ
Ông Hồ Quang Lợi thông tin tại buổi họp báo. Ảnh: P.Đ


Chiều 15.6, tại Hà Nội, Hội đồng giải báo chí Quốc gia tổ chức họp báo về Giải báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020. Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giải báo chí Quốc gia Hồ Quang Lợi; Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam Trần Bá Dung chủ trì buổi họp báo.

Thông tin tại buổi họp báo, ông Hồ Quang Lợi cho biết, Giải báo chí quốc gia hằng năm là sự kiện lớn thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo giới cả nước, là giải thưởng cao quý nhất dành tặng cho các tác phẩm báo chí xuất sắc, tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất hằng năm. Hội đồng Chung khảo Giải năm nay đã chấm 150 tác phẩm thuộc 11 loại giải báo chí, được lựa chọn từ 1.823 tác phẩm đủ điều kiện dự Giải theo quy định.

Theo ông Lợi, Giải năm nay có 114 đơn vị cấp hội và 190 tác giả không phải là hội viên (cộng tác viên), tham dự 11 loại giải; trong đó có 51 đơn vị Liên chi hội và Chi hội trực thuộc. Đặc biệt, năm nay có 63/63 Hội nhà báo tỉnh, thành phố tham dự. Điều này cho thấy các cấp Hội và hội viên trong cả nước đã ngày càng thật sự quan tâm đến Giải báo chí quốc gia.

Báo chí năm 2020 tiếp tục tham gia rất tích cực và hiệu quả vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhất là sai phạm trong công tác quản lý đất đai; Xử lí cán bộ sai phạm trong công tác cán bộ, bất cập trong giáo dục; nạn xã hội đen, tội phạm hoành hành, các loại tội phạm mới, nạn xâm hại trẻ em, vấn đề phòng chống thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ chế quản lý kinh tế.

Hội đồng Giải tiếp tục có cơ chế riêng đối với ảnh báo chí (tác giả gửi thẳng tác phẩm về Hội đồng Giải, không qua tuyển chọn ở cơ sở). Tuy nhiên, số tác giả và số lượng tác phẩm ảnh báo chí năm nay cũng vẫn chỉ đạt hơn 100 tác phẩm.


 

 Buổi họp báo chiều 15.6.
Buổi họp báo chiều 15.6.



Đánh giá chung của Hội đồng Giải cho rằng, các tác phẩm dự Giải năm nay có chất lượng khá đồng đều, giảm dần sự cách biệt lớn về chất lượng giữa các tác phẩm của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương. Nhiều bài có tính phát hiện tốt, phản ánh những vấn đề nóng bỏng, được dư luận quan tâm.

Nhiều tác phẩm truyền hình là bức tranh bao quát về mọi mặt của đất nước năm 2020, phong phú nội dung, đề tài, chất liệu sinh động, hình ảnh ấn tượng. Đề tài, kĩ thuật biên tập, quay phim đều tốt hơn so với năm ngoái. Tác phẩm Việt Nam – Thời đại Hồ Chí Minh, Biên niên sử truyền hình của báo Nhân Dân là một tác phẩm đặc biệt về nội dung và hình thức thể hiện, có số liệu chưa từng công bố, Hội đồng chung khảo đề nghị trao giải đặc biệt.

Quá trình chấm chung khảo được thực hiện đúng Điều lệ Giải và quy chế làm việc, thể thức bỏ phiếu của Hội đồng Giải. Trong số 150 tác phẩm vào chung khảo, Hội đồng đã chọn được: 1 giải đặc biệt, 9 Giải A, 25 giải B, 45 giải C, 32 giải khuyến khích.

Về giải đặc biệt, ông Lợi cho biết, tác phẩm Việt Nam – Thời đại Hồ Chí Minh, Biên niên sử truyền hình của Báo Nhân Dân đoạt giải đặc biệt. Đây là tác phẩm được chuẩn bị công phu, chất lượng và mất khoảng 4 năm thực hiện.

Do điều kiện vị dịch bệnh COVID-19, năm nay Lễ tổng kết và trao Giải báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020 không trao vào ngày 21.6 như hàng năm và sẽ được tổ chức trọng thể vào dịp Đại hội lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam.

 

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/cong-bo-tac-pham-doat-giai-dac-biet-giai-bao-chi-quoc-gia-nam-2020-920746.ldo

Theo Phạm Đông (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…