Phạm Đức Long với "Khoảng trời lá thông"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chẳng hiểu sao tôi vẫn thích những bài thơ Phạm Đức Long làm từ “đời đầu”, tức cách đây gần 40 năm trước, khi anh vừa tốt nghiệp đại học nông nghiệp lên Gia Lai nhận việc. 
 
Hồi ấy, anh trong veo và rưng rức cảm xúc-thứ cảm xúc của chàng sinh viên mới rời ghế giảng đường, bập ngay vào một Tây Nguyên hỗn mang, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Anh vừa hoang mang vừa lạ lẫm, vừa xa xót vừa tự tin, vừa tò mò vừa e ngại... Rồi giữa những cơn mưa trắng trời, giữa những đợt công tác xuống làng, giữa những cơn đói mùa khô, anh viết, như một ký thác, như một ám ảnh, một bấu víu để tìm sự bình an.
Và thành nhà thơ lúc nào không biết, tới giờ đã có gần 20 đầu sách, cả thơ và văn xuôi.
Tất nhiên, giờ anh vẫn tràn cảm xúc, nhưng là cảm xúc đã nén lại, biết tiết chế để phô bày, biết chắt lọc để không phung phí, nhiều suy ngẫm, nhiều liên tưởng rộng, sự khái quát cao, nhưng có vẻ đã không còn độ tươi như cái thời anh viết “Khoảng trời lá thông” mà anh lấy làm tên tập thơ đầu tay, tập thơ khiến anh chính thức dấn thân vào văn chương để trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. 
Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.
Hoa dong riềng
Đã qua lứa tuổi hai mươi
Bỗng gặp hoa dong riềng nở
Mùa thu vô tình thắp lửa
Giữa ngày mưa bụi trắng trời.
Bao nhiêu kỷ niệm xa rồi
Từ lâu cây thầm cất giữ
Tuổi thơ đã vào quá khứ
Lại ùa về ngập trong tôi.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Màu hoa của nỗi buồn vui
Đơn sơ sẽ sàng chân chất
Tuổi thơ như ong khát mật
Hoa cho vị ngọt êm đềm.
Nửa đời dầu dãi lớn khôn
Vẫn nguyên màu hoa thơ dại
Thời gian trôi hoài trôi mãi
Còn đây sắc đỏ quê mùa!
Khoảng trời lá thông
Pleiku
Khoảng trời lá thông
Khoảng trời có ô
Khoảng trời có tán
Nắng ràn rụa cháy từng sợi mảnh
Gió thì thầm hát mãi khúc thần ca.
Khoảng trời lá thông
Hương chín rụng như mơ
Tôi có tuổi hai mươi ở đó
Tôi có nắng 
Có mưa
Có những cơn lốc đỏ
Có mùa xuân im lặng kéo qua đời.
Khoảng trời lá thông
Bạn bè tôi cũng nghèo
Thương nhau tránh cái nhìn cùng quẫn
Thương nhau giữ tròn lẽ sống 
Giữa trắng đen hư thực thăng trầm.
Khoảng trời lá thông
Khoảng trời lá thông
Nhà thơ xưa đã trút hồn trong đó
Nhà thơ xưa đã trút bầu máu đỏ
Sừng sững giữa trời một câu thơ.
Khoảng trời lá thông
Dầu nắng 
Dầu mưa
Vẫn tinh khiết một sắc xanh óng ả
Bạn vẫn làm thơ
Vẫn yêu thơ nghiệt ngã
Vẫn giữ trong đời một khoảng trời riêng!
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.