Pleiku: Hướng về ngày hội cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Là trung tâm tổ chức các hoạt động tại Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018, TP. Pleiku đã sớm xây dựng kế hoạch triển khai đầu tư, tu sửa, chỉnh trang đô thị, bồi dưỡng nhân lực nhằm phục vụ tốt nhất ngày hội lớn của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.
Khu trưng bày tượng gỗ dân gian
Các danh thắng và di tích lịch sử-văn hóa, điểm đến ấn tượng như núi Hàm Rồng, Biển Hồ, Quảng trường Đại Đoàn Kết, Bảo tàng tỉnh, Nhà lao Pleiku… là những nơi không thể bỏ qua của du khách mỗi khi đến với Phố núi. Cùng với đó, những giá trị văn hóa truyền thống của 2 tộc người bản địa Jrai và Bahnar như cồng chiêng, ẩm thực, trang phục, nhà rông, các lễ hội truyền thống, nghề truyền thống như dệt, đan lát, tạc tượng… cũng là điểm cộng, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Với những thế mạnh đó, TP. Pleiku đang nỗ lực phát triển du lịch để trở thành điểm đến hấp dẫn và thân thiện, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku-cho biết: “Vừa qua, UBND TP. Pleiku đã đầu tư xây dựng Khu trưng bày tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai tại làng Ốp, phường Hoa Lư.  Đây là một trong các hạng mục công trình văn hóa nhằm phát triển Làng Văn hóa du lịch Plei Ốp và sẽ là một trong những địa chỉ phục vụ du khách đến tham quan, tìm hiểu vào dịp Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018”.
  Khu trưng bày tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai tại làng Ốp. Ảnh:  Phương Linh
Khu trưng bày tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai tại làng Ốp. Ảnh: Phương Linh
Khu trưng bày tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai tại làng Ốp trưng bày 54 tượng gỗ dân gian; trong đó 35 tượng gỗ Jrai và 19 tượng gỗ Bahnar. Với 14 tượng thú, 4 tượng đồ vật, 36 tượng người, chủ yếu mô tả đời sống sinh hoạt (lao động sản xuất, vui chơi giải trí, sinh hoạt hàng ngày, lễ hội, tình cảm gia đình); các tượng gỗ được sắp đặt, trưng bày thành 7 khu vực nhỏ trên tổng diện tích 400 m2. Bà Hoàng Thanh Hương-Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Tuyên giáo (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy), đại diện đơn vị thi công-chia sẻ: “Chúng tôi sắp đặt tượng theo từng nhóm địa phương, vùng cư trú của đồng bào để giúp khách tham quan hiểu hơn về nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian-một di sản văn hóa đặc sắc của 2 dân tộc bản địa tại Gia Lai. Các nghệ nhân của 5 nhóm tộc người Jrai A ráp (TP. Pleiku), Jrai Tbuăn (huyện Chư Prông), Jrai Hdrung (huyện Chư Pưh),  Bahnar Jơ Lơng (huyện Chư Pah), Bahnar Bơnâm (huyện Kbang) bằng những dụng cụ thô sơ gồm rìu, rựa, dao, đục, bằng khối óc sáng tạo và đôi tay khéo léo đã làm nên những tượng gỗ sống động, vừa là tác phẩm nghệ thuật vừa là sản phẩm mang ý nghĩa tâm linh, mang tính xã hội, tính cộng đồng sâu sắc”.
Đầu tư nhiều hạng mục  
Ngoài việc đầu tư xây dựng Khu trưng bày tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai tại làng Ốp, TP. Pleiku cũng đã có nhiều động thái tích cực trong việc chuẩn bị cho Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018. Trao đổi với P.V, bà Trần Thị Tâm-Phó Chủ tịch UBND thành phố-cho biết: “Xác định là địa bàn chính diễn ra các hoạt động của Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018, thành phố đã lập kế hoạch đầu tư, tu sửa nhiều hạng mục. Có thể kể đến như Khu trưng bày tượng gỗ tại làng Ốp, nâng cấp một số hạng mục tại Nhà lao Pleiku, lắp đặt hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại thắng cảnh Biển Hồ,…”. Dịp này, Phòng Văn hóa-Thông tin thành phố cũng cho lắp đặt thêm 4 bảng quảng cáo rao vặt tại các trục đường đông người qua lại, khắc phục tình trạng dán quảng cáo bừa bãi. Đoàn Thanh niên phường Hoa Lư đã huy động đoàn viên thanh niên thực hiện phần việc sơn vẽ hoa lên các cột điện dọc theo tuyến đường Nguyễn Tất Thành. Phòng Quản lý Đô thị thành phố đề xuất đặt thêm các chậu hoa, thi công hệ thống điện trang trí dọc các tuyến đường chính, góp phần làm đẹp thêm cho bộ mặt trung tâm thành phố. Bên cạnh đó, TP. Pleiku cũng đã thành lập các đoàn nghệ nhân người Jrai, Bahnar với gần 100 thành viên để tham gia các hoạt động diễu hành, tạc tượng, đan lát, hát dân ca…; đồng thời lựa chọn các sản vật tiêu biểu của địa phương để tham gia gian hàng giới thiệu sản phẩm. Trước khi Festival chính thức diễn ra, 25 đội cồng chiêng các làng sẽ tổ chức trình diễn cồng chiêng nhằm tạo khí thế ngày hội lớn của tỉnh nhà.
Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết thêm, thành phố cũng vừa phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức về du lịch cho cán bộ làm văn hóa, chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, lưu trú, ẩm thực trên địa bàn. “Qua lớp tập huấn này, chúng tôi muốn xây dựng nếp văn hóa ứng xử văn minh, lịch sự cho đội ngũ làm dịch vụ. Chúng tôi cũng sẽ tuyên truyền rộng rãi về cách ứng xử văn minh, thân thiện, hiếu khách để làm sao mỗi người dân thực sự là một hướng dẫn viên du lịch. Từ đó góp phần đem đến sự hài lòng cho du khách khi đến vui chơi, tham quan tại Pleiku, đặc biệt là trong dịp Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018”-bà Tâm bày tỏ.
 Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

(GLO)- Theo báo cáo của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 (từ 27-4 đến 1-5), tỉnh đón khoảng 88.290 lượt khách. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 20,6 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2023.
Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

(GLO)- Dịp lễ 30-4 và 1-5 năm nay rơi vào cao điểm của mùa nắng nóng. Mặc dù kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày nhưng nhiều người vẫn ưu tiên chọn những điểm du lịch trong tỉnh để vui chơi, thư giãn thay vì đi xa. Lượng khách ngoài tỉnh đến Gia Lai cũng thấp hơn mọi năm, chủ yếu là các nhóm nhỏ hoặc gia đình.

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Chọn ở homestay nghỉ ngơi thư thái, tránh xa những điểm du lịch, khách sạn đông đúc, ồn ào và trải nghiệm khám phá thiên nhiên, đời sống người dân địa phương là lựa chọn của nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay.